Bài 2:Phân cấp nhưng vẫn cần tăng cường giám sát
>> Bài 1:Những “lỗ hổng” pháp lý
KTĐT - Việc phân cấp cho địa phương cấp phép các dự án đầu tư là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm giảm bớt thủ tục cấp phép với một cửa, một đầu mối, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, chủ trương sẽ khó phát huy tác dụng nếu không nhanh chóng "trám" những "lỗ hổng" pháp lý.
Không để địa phương "tùy nghi cấp phép"
Việc đầu tiên là phải ngưng, giảm, phải rút bớt các dự án sân golf. Hiện trên cả nước có tới 166 dự án sân golf, diện tích 52,8 ha nằm trên địa bàn của 41/64 tỉnh, thành. Mất đất, nông dân chỉ còn nước lên thành phố tìm việc, hệ lụy từ tình trạng này là vô cùng lớn...
Chính vì thế, ngay khi báo chí và các chuyên gia lên tiếng phản đối mạnh mẽ, nhiều tỉnh đã vội vàng yêu cầu chủ đầu tư dự án sân golf chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhưng đáng tiếc là chính quyền lại không thu hồi diện tích đất. Đây tiếp tục là một sai lầm của địa phương, làm lợi cho các chủ dự án. Ai cũng ngầm hiểu hầu hết các dự án sân golf chỉ là cái cớ để nhà đầu tư xin đất nhanh và gọn nhất, sau một thời gian sẽ tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang kinh doanh bất động sản để kiếm lời nhanh. Và thực tế chỉ ra 2/3 diện tích trung bình các dự án được dùng để xây xây biệt thự. Thiệt thòi cuối cùng là người nông dân.
Ngay Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cũng thừa nhận: "Đa số dự án sân golf là trá hình", Bộ này cùng với Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã đưa ra quan điểm: Sẽ thu hồi các dự án lợi dụng sân golf để kinh doanh bất động sản. Quyết tâm này còn được cụ thể hóa bằng bản quy hoạch sân golf Việt
Ngoài các dự án sân golf, thời gian qua dư luận còn "nóng" chuyện các địa phương đua nhau xây dựng các nhà máy xi măng dẫn tới tình trạng thừa cung, và mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng miền. Theo các chuyên gia, khi cấp phép các dự án xi măng, các địa phương chỉ tính đến lợi ích cục bộ, mà chưa tính đến quy hoạch tổng thể. Chẳng hạn, tại huyện Thanh Liêm (Hà Nam), trong cùng một thôn Bồng Lạng (thuộc xã Thanh Nghị), có tới 4 nhà máy xi măng, trong đó 2 dự án đã đi vào hoạt động. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, riêng khu vực dọc Quốc lộ 1 từ Phủ Lý (Hà
Phân cấp nhưng vẫn cần giám sát
Nếu tiếp tục để các địa phương "tùy nghi cấp phép" như hiện nay thì sẽ còn vô vàn các dự án trá hình, dự án thừa ra đời gây lãng phí nguồn tài nguyên, nguồn vốn và làm lợi cho những người buôn dự án để kiếm lời. PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) từng đưa ra cảnh báo nếu không tăng cường trách nhiệm và cơ chế giám sát chính quyền cấp tỉnh, thì sẽ dẫn tới nguy cơ tái phát một lần nữa "căn bệnh Nguyễn Đức Chi" đã từng xảy ra ở Khánh Hòa. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cơ quan Trung ương phải gấp rút "trám" các "lỗ hổng", hoàn thiện quy trình phân cấp đầu tư.
Còn theo ông Lê Xuân Bá - Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Chính phủ cần sớm đánh giá lại quá trình thực hiện phân cấp trong lĩnh vực quản lý đầu tư giữa Trung ương với địa phương, Trung ương với với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trên có sở đó đề ra những giải pháp hiệu quả hơn cho quá trình phân cấp. Bộ Kế hoạch & Đầu tư phải là "đầu mối" quản lý quy hoạch dự án theo ngành rồi phân bổ trên các vùng, như thế mới ngăn được việc đầu tư tràn lan như quá nhiều dự án sân golf, dự án nhà máy xi măng, cảng biển... Mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý trong phân cấp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc điều chỉnh, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cần đổi mới các quy định liên quan đến phân cấp đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó quan trọng nhất là nghiên cứu đổi mới quy định xác định định mức phân bổ vốn đầu tư phù hợp hơn.
Một gợi ý cũng rất nên xem xét đó là tham khảo cơ chế phân cấp đầu tư của Hàn Quốc. Theo đó, Chính phủ chỉ quản lý hai vấn đề là môi trường và đất đai đối với tất cả các dự án lớn, không phân cấp quá mạnh cho các địa phương.
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: " Nếu Trung ương giám sát cụ thể, thường xuyên, có chế tài nhắc nhở địa phương thì sẽ không có chuyện họ thu hút đầu tư bằng mọi giá. Hiện chúng ta phân cấp mạnh nhưng kiểm tra còn yếu".
Ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM: "Phân cấp không có nghĩa là chính quyền Trung ương từ bỏ nhiệm vụ ở một lĩnh vực nào đó. Đây là một biện pháp để tổng thể bộ máy nhà nước có điều kiện hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, nhưng không làm cho vai trò của các cơ quan Trung ương giảm đi".