Tuy nhiên, trong quản lý vật tư nông nghiệp (VTNN) và ATTP nông, lâm sản tuyến quận, huyện, thị xã chưa tập trung chú trọng tới công tác ATTP đầu tư việc quản lý các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản còn đạt tỷ lệ thấp. Bài 1: Những vấn đề đặt ra Năm 2016 là năm trọng tâm của ngành nông nghiệp về ATTP. Hà Nội hiện mới chỉ tự sản xuất đáp ứng được khoảng 60% sản phẩm nông nghiệp, nhu cầu còn lại phải nhập khẩu và nhập từ các tỉnh, TP trong cả nước. Kết quả bước đầu Có thể nói công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Nếu trước đây, bộ máy quản lý còn lúng túng chưa xác định mục tiêu, phương hướng thì nay, đường đi và cách làm đã dần rõ hơn. Hiện, ngành nông nghiệp Hà Nội đã hình thành được hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về VTNN và ATTP nông, lâm sản từ TP đến các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn. Ngành đã xác định được đối tượng cần kiểm soát, có địa chỉ cụ thể đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm sản trên địa bàn TP theo các cấp quản lý.
Tập trung hoàn chỉnh các văn bản quản lý, triển khai các văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư đến các cơ quan và các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Tiến hành đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện phân loại cơ sở theo Thông tư số 45/2015/TT-BNNPTNT, triển khai thí điểm thực hiện Thông tư số 51/2015/TT-BNN&PTNT tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ và ở các chuỗi rau, thịt. Hiện tại, ngành đang tiến hành thí điểm việc xác nhận sản phẩm an toàn để chỉ dẫn người tiêu dùng địa chỉ mua sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, những kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Ngành nông nghiệp Hà Nội xác định, công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Đó là: Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 5/6/2015 của UBND TP đã phân công rất rõ trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành đối với công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản nhưng đến nay, việc triển khai thực hiện của cấp quận, huyện, thị xã còn rất chậm, chưa quyết liệt, chưa chú trọng quan tâm bố trí nhân lực và kinh phí cho nhiệm vụ này. Ở các xã, phường, thị trấn, công tác này càng kém được quan tâm hơn, trong khi gần 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc cấp cơ sở từ quận, huyện, thị xã quản lý. Công tác tuyên truyền, giáo dục ATTP đến người sản xuất, kinh doanh còn mờ nhạt, chế tài xử lý các vi phạm chưa đủ sức răn đe. Đây chính là bài toán giải quyết vấn đề quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản của Hà Nội hiện nay. Những khó khăn, vướng mắc Với một nền sản xuất nhỏ, manh mún, hình thức tổ chức chủ yếu là kinh tế hộ như hiện nay của Hà Nội thì việc quản lý ATTP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản khó khăn là điều dễ hiểu. Để có thể chuyển biến một nền sản xuất như vậy không thể chỉ trong ngày một ngày hai mà phải có thời gian và những lộ trình cụ thể. Trong quản lý chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản cần phải chú ý tới 3 nội dung là quản lý VTNN đầu vào, quản lý quá trình sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn, quản lý sơ chế, bảo quản và kinh doanh để đến tay người tiêu dùng. Cả 3 nội dung này đều quan trọng và có sự ràng buộc lẫn nhau. Trong quản lý ATTP của ngành nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn. Khó nhất là quản lý chất lượng đầu vào của VTNN. Trên thực tế những năm qua đã xuất hiện các hiện tượng gian dối trong sản xuất và cung ứng VTNN như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng ngoài danh mục nhưng chúng ta chưa đủ điều kiện để giám sát một cách thường xuyên và chặt chẽ để ngăn ngừa các hành vi gian dối này có hiệu quả. Việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế hộ chậm được đổi mới là nguyên nhân dẫn đến khó quản lý chất lượng sản phẩm nông, lâm sản. Bởi điều này phụ thuộc chính vào sự tự giác và ý thức của người dân, trong khi các cơ sở kinh doanh VTNN phát triển len lỏi đến các ngõ xóm. Hiện tại, Hà Nội còn khoảng 40% lượng thực phẩm cho tiêu dùng từ nhập khẩu và do các tỉnh, TP trong cả nước cung cấp. Vì vậy, việc kiểm soát sản phẩm từ bên ngoài vào Hà Nội rất khó khăn. Nguyên nhân là do hầu hết sản phẩm được thu gom từ nhiều địa phương khác nhau nên khi xảy ra ngộ độc khó có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm. Một nguyên nhân nữa là trình độ của đội ngũ chuyên môn. Cán bộ của chúng ta khi đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn này còn lúng túng, lại chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên hiệu quả chưa được như mong muốn.
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác đảm bảo VSATTP tại một siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Thắng Văn |
Kiểm tra việc dùng thuốc an thần trong chăn nuôi Thời gian qua, có nhiều thông tin phản ánh về tình trạng bơm nước, sử dụng thuốc an thần vào gia súc trước khi giết mổ tại một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… gây bức xúc trong dư luận. Trước tình hình trên, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) yêu cầu chi cục thú y các tỉnh, TP tiếp tục kiểm tra chất cấm tại các cơ sở giết mổ, xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Đồng thời phối hợp với CSGT, thanh tra giao thông, đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra tại các đầu mối giao thông, cơ sở thu gom nhằm phát hiện gia súc có dấu hiệu bị bơm nước, tiêm thuốc an thần. Nếu phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo Điều 13, Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Cũng liên quan tới vấn đề này, UBND TP đã đồng ý về nguyên tắc theo đề nghị của sở NN&PTNT về việc tăng cường công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi và kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2016 trên địa bàn TP. Văn Thắng |
(Còn nữa)