KTĐT - "Thực tế phân cấp quản lý Nhà nước vừa qua cho thấy, Việt
Để làm sáng tỏ nhận định này, PGS.TS Lê Xuân Bá - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế TƯ (CIEM) đã viện dẫn đến Nghị định 04/2008 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 và 7 Điều 11 Nghị định 92/2006 về quản lý quy hoạch. Sau khi Nghị định sửa đổi có hiệu lực, Bộ Kế hoạch & Đầu tư mất hoàn toàn các thông tin về việc thực hiện quy hoạch ở cấp địa phương cũng như ở các ngành, lĩnh vực và do vậy, Chính phủ không thể theo dõi thường xuyên quá trình này để kịp thời điểu chỉnh khi cần thiết. Chính sai lầm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quy hoạch tràn lan, trùng lặp, không đồng bộ, thậm chí quy hoạch địa phương này chống lại quy hoạch địa phương khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các dự án sân golf đã được đưa vào quy hoạch ở một số địa phương, nhiều dự án cùng khai thác tài nguyên ở ranh giới giữa hai địa phương được đưa vào quy hoạch.
Cũng theo ông Bá, quy hoạch vùng là một vấn đề cần lưu tâm khi phân cấp. Cho đến nay, không gian kinh tế Việt
Chính vì vậy, Chính phủ cần có cơ chế phối hợp trong quy hoạch kinh tế - xã hội giữa các bộ, ngành TƯ đóng trên địa bàn của mỗi địa phương với UBND và các sở, ban ngành của địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong việc thực thi quy hoạch. Nếu trước mắt chưa thể hình thành được một cơ chế như trên thì khi thẩm định, phê duyệt quy hoạch của các tỉnh, thành trong vùng, Chính phủ cần kiên quyết loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp nhau. Như thế sẽ tránh được tình trạng phát triển kinh tế - xã hội theo kiểu đa chiều, đa hướng không dựa vào thế mạnh, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Hiện tượng ganh đua giữa các tỉnh, "giành giật" các dự án giữa các địa phương dẫn đến sự ra đời ồ ạt sân bay, cảng biển gây lãng phí nguồn lực còn quá ít ỏi của Nhà nước cũng sẽ giảm hẳn.
Chia sẻ tại hội thảo "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020" tổ chức trong hai ngày 6 - 7/4, ông Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, phân cấp không đồng nghĩa với việc chính quyền TƯ từ bỏ nhiệm vụ ở một lĩnh vực nào đó. Hiểu theo nghĩa này thì việc phân cấp không làm cho vai trò của các cơ quan TƯ giảm đi mà là nhằm tạo điều kiện cho họ tập trung thêm nguồn lực vào các nhiệm vụ chính và làm tốt vai trò giám sát các hoạt động của cấp dưới.
Nhiều chuyên gia đề cập tới việc tiếp tục tăng cường quá trình phân cấp song vẫn phải đảm bảo sự giám sát của cấp trên để quá trình này không đi lệch "quỹ đạo". Nhà nước nên thu lại quyền phân cấp từ các địa phương trong các lĩnh vực liên quan đến nguồn tài nguyên của đất nước như: khoáng sản, tài nguyên nước, rừng, đất… nhất là đối với dự án, sản phẩm dịch vụ khai thác tài nguyên này. Có như vậy mới hạn chế hiện tượng khai thác tài nguyên đến cạn kiệt, tác động xấu đến môi trường sinh thái.