Phản đối phế truất Tổng thống Brazil, các nước Mỹ Latinh rút đại sứ

Lan HươngTheo Reuters
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc phế truất Tổng thống Brazil đã làm ảnh hưởng đến quan hệ với các chính phủ cánh tả ở Nam Mỹ. Lãnh đạo các nước Venezuela, Ecuador và Bolivia đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối sự kiện này.

Chính phủ các nước láng giềng Nam Mỹ đã gọi sự kiện này là một cuộc “đảo chính”. Thượng viện Brazil đã bỏ 61 phiếu thuận và 20 phiếu chống để buộc tội nữ Tổng thống đầu tiên của nước này do vi phạm quy tắc chi tiêu công. Cuộc bỏ phiếu đã chấm dứt 13 năm cầm quyền của đảng Công nhân tiến bộ và đưa Phó Tổng thống Michel Temer lên nắm quyền.
Chú thích: Phiên tòa luận tội đã phế truất Tổng thống Dilma Rousseff (phải) và đưa Phó Tổng thống Temer (trái) lên nắm quyền.
Chú thích: Phiên tòa luận tội đã phế truất Tổng thống Dilma Rousseff (phải) và đưa Phó Tổng thống Temer (trái) lên nắm quyền.
Các nhà lãnh đạo cánh tả đồng minh của bà Rousseff và người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Lula da Silva, bao gồm cả Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã cáo buộc, Mỹ đứng sau phiên luận tội.
“Cuộc đảo chính này không chỉ chống lại bà Dilma mà chống lại cả Mỹ Latinh và vùng Caribbean. Chống lại chúng ta”, ông Maduro phát biểu trên truyền hình. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Venezuela nêu rõ nước này quyết định dứt khoát rút đại sứ của mình tại Brazil, và đóng băng các mối quan hệ chính trị, ngoại giao với chính phủ vốn được hình thành từ "cuộc đảo chính tại quốc hội”.

Đáp lại, Ngoại trưởng Brazil Jose Sarra đã đảm bảo tính hợp hiến của phiên luận tội Tổng thống và chỉ trích ngược chính phủ của ông Maduro.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela đã gia tăng căng thẳng với chính phủ của Phó Tổng thống Temer, người giữ chức Tổng thống trong thời gian bà Rousseff bị đình chỉ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần