Chợ đầu mối phía Nam hoạt động 24/24 giờ, trong đó chợ đêm kinh doanh hoa quả, nông sản hoạt động cao điểm từ 2 giờ đến 11 giờ hàng ngày. Đây là một trong những đầu mối cung ứng mặt hàng hoa quả, nông thổ sản, gia súc, gia cầm cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tổng diện tích của khu chợ là 38.000m2, trong đó diện tích kinh doanh là 8.500m2. Tổng số hộ đang kinh doanh tại chợ là 700 hộ, trong đó 200 hộ kinh doanh cố định, còn lại là vãng lai. Số hộ kinh doanh chủ yếu là mặt hàng rau, củ, quả tươi sống. Theo thống kê của Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam, hiện nay mỗi ngày lượng xe trung chuyển vào chợ khoảng 20 - 50 xe, lượng hoa quả 300 - 500 tấn, rau củ các loại 120 - 150 tấn và thủy hải sản, gia súc, gia cầm khoảng 30 tấn.
Lấy mẫu rau để kiểm tra tại chợ đầu mối phía Nam. |
Cụ thể, nhiều hộ kinh doanh vẫn đổ rau, củ, quả xuống đất bán mà chưa có kệ, việc quy hoạch kinh doanh các mặt hàng thành từng khu vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, rác thải, lá rau trong quá trình kinh doanh vẫn chưa được thu gom gọn gàng, sạch sẽ. Ngoài ra, theo đại diện Sở Y tế, dù đã được nhắc nhở nhiều lần trước, xong trong chợ các hộ dân vẫn sử dụng thùng sơn để muối dưa, cà hay bán đậu gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.Tại buổi kiểm tra, đoàn đã lấy 7 mẫu gồm thịt lợn, thịt gà, rau muống, rau su su, bún, bánh cuốn, bánh phở để kiểm nghiệm nhanh. Ông Lê Duy Trung, kiểm dịch viên của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên xe kiểm nghiệm ATTP cho biết, đối với thịt sẽ kiểm nghiệm các chỉ tiêu kháng sinh, chất cấm (Salbutamol, Clenbuterol), đối với rau là dư lượng cacbonat, phốt phát… còn đối với bún, bánh cuốn, bánh phở là các chỉ tiêu hàn the, phoocmon, phẩm màu…
Quy trình kiểm nghiệm bao gồm các bước: Đồng nhất mẫu, sử dụng hóa chất để tách chiết các chất cần kiểm nghiệm và phá vỡ tế bào, sau đó phản ứng lên màu để biểu thị sự có mặt của các chất cần kiểm nghiệm. “Tùy vào từng chỉ tiêu mà cần thời gian kiểm nghiệm từ 5 - 60 phút, có những chỉ tiêu như hàn the, phoocmon chỉ cần 5 phút là có kết quả nhưng có chỉ tiêu kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần khoảng 45 - 60 phút” - ông Trung cho biết.
Sau khoảng hơn một giờ kiểm nghiệm ngay trên xe chuyên dụng, kết quả cho thấy 6/7 mẫu an toàn, chỉ có 1 mẫu thịt nghi dương tính với chất cấm Salbutamol. Đoàn kiểm tra đã niêm yết mẫu về phân tích sâu, đồng thời đề nghị cơ quan thú y quận Hoàng Mai, Ban quản lý chợ tiến hành truy xuất nguồn gốc đối với lô hàng trên. Ông Lê Duy Trung cho biết thêm, đối với những trường hợp kiểm tra nhanh cho kết quả nghi nhiễm chất cấm Salbutamol cần phải phân tích chuyên sâu mới cho kết quả chính xác cuối cùng. Bởi thực tế vẫn có những trường hợp dương tính giả.Kết thúc buổi kiểm tra, đoàn kiểm tra yêu cầu Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam thực hiện tốt công tác quản lý chợ theo Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản. Đồng thời tổ chức sửa chữa đồng bộ nền chợ, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai thực hiện khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh tại chợ.Ông Trần Mạnh Giang - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị, Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam khắc phục sớm các lỗi sai, mặt tồn tại như kết quả kiểm tra. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền ATTP cho các hộ kinh doanh tại chợ. Cùng với đó, trang bị, bổ sung các kệ hàng, thùng thu gom rác thải trong chợ. Đặc biệt, xây dựng biểu mẫu sổ ghi chép về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và kiểm tra việc ghi chép của các hộ kinh doanh trong chợ. “Trước mắt cần tập trung làm tốt đối với 200 hộ kinh doanh cố định trong chợ, sau đó làm rộng ra toàn bộ các hộ kinh doanh vãng lai” - ông Giang đề nghị.Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam bố trí, sắp xếp lại các khu bán hàng đảm bảo khoa học, sạch sẽ, tránh tình trạng lây nhiễm chéo vi sinh vật, mầm bệnh từ khu vực bán đồ thực phẩm sống sang khu bán hàng ăn…