Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phạt nghiêm, nhưng phải hạn chế tối đa tiêu cực

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 24/9, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 171/2013), với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.  Dự thảo mới này hướng tới ba mục tiêu chính: Tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm giao thông có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng; mô tả lại một số quy định chưa rõ gây ra những cách hiểu khác nhau; bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi trong thực tế gây nguy hiểm tới ATGT nhưng trước đây chưa quy định rõ mức xử phạt.

Kinhtedothi - Ngày 24/9, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 171/2013), với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. 

Dự thảo mới này hướng tới ba mục tiêu chính: Tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm giao thông có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng; mô tả lại một số quy định chưa rõ gây ra những cách hiểu khác nhau; bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi trong thực tế gây nguy hiểm tới ATGT nhưng trước đây chưa quy định rõ mức xử phạt.
Đội Cảnh sát giao thông số 3, Công an TP Hà Nội xử lý vi phạm trên phố Tây Sơn.  	Ảnh: Thanh Hải
Đội Cảnh sát giao thông số 3, Công an TP Hà Nội xử lý vi phạm trên phố Tây Sơn. Ảnh: Thanh Hải

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thêm các giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công tác tuyên truyền để dân hiểu vi phạm giao thông là sai, bị phạt nặng. Phạt tiền nhiều chưa chắc là giải pháp tối ưu để hạn chế vi phạm, bởi liệu các mức phạt này có khả thi không.

Ông Đỗ Duy Thường - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam) nhấn mạnh, Nghị định này liên quan đến hầu hết người dân, vì vậy mức phạt phải mang tính răn đe, có tính ngăn chặn, để người bị phạt biết đó là hành vi cấm. Mức phạt nào thì Ban soạn thảo nên tính toán, tùy từng hành vi. Đối tượng đi xe đánh võng, lạng lách mà chỉ phạt 250.000 đồng là quá nhẹ, vì nhiều trường hợp đánh võng, lạng lách đã gây tai nạn nguy hiểm cho người đi đường. Đặc biệt, nhiều ý kiến lo ngại, với việc tăng mức phạt thì chỉ làm nặng thêm túi tiền của dân và liệu có tăng thêm cơ hội tiêu cực. Vì vậy, cần phải có giải pháp bảo đảm tiền phạt phải vào được ngân sách Nhà nước. Cũng có những ý kiến bày tỏ trước băn khoăn trước việc Nghị định mới chỉ nhăm nhăm phạt người tham gia giao thông, còn vi phạm của các cơ quan, đơn vị tham gia quản lý giao thông lại gần như để trống.

Theo lý giải của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng: Lần này, chỉ phạt nặng những hành vi mang tính uy hiếp trực tiếp đến ATGT. Ví dụ, với nồng độ cồn thì chỉ phạt nặng từ mức 2 trở lên; khi phạt thì thương, nhưng khi tai nạn xảy ra thì không thể “thương” được nữa”. Hay sẽ phạt nặng hành vi chở quá tải, có những con đường hàng ngàn tỷ đồng nhưng chỉ vì xe quá tải mà 90% giá trị con đường bị hủy hoại. Xe quá tải không chỉ gây tai nạn giao thông mà còn hủy hoại kinh tế nghiêm trọng. Chúng tôi rất hiểu yêu cầu của xã hội là làm sao bảo đảm phạt nghiêm nhưng phải hạn chế tối đa tiêu cực, bảo đảm tiền xử phạt phải về được ngân sách Nhà nước. Muốn thế, phải tăng cường minh bạch bằng cách ứng dụng cao nhất về CNTT…