Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phạt thôi, chưa đủ!

Kinhtedothi - Từ nhiều năm qua, Việt Nam phải đối mặt với một trong những thách thức nhân khẩu học lớn nhất – đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn 2021 - 2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái, vượt ngưỡng “báo động đỏ” của Liên Hợp quốc.

Một trong những nguyên nhân sâu xa và phổ biến nhất dẫn đến thực trạng này là hành vi lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh, chủ yếu bằng cách sàng lọc, chẩn đoán và đình chỉ thai kỳ nếu thai không đúng giới tính mong muốn. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế vừa đề xuất nâng mức xử phạt hành vi lựa chọn giới tính thai nhi từ mức hiện hành lên 100 triệu đồng, nhằm tăng tính răn đe và chặn đứng tình trạng lạm dụng công nghệ để can thiệp vào giới tính thai nhi.

Trước hết, cần khẳng định rằng, lựa chọn giới tính thai nhi vì mục đích cá nhân là hành vi vi phạm đạo đức, đi ngược lại nguyên tắc bình đẳng giới, đồng thời phá vỡ cân bằng tự nhiên về sinh sản. Việc ưa chuộng con trai hơn con gái – một tư tưởng tồn tại dai dẳng trong xã hội Á Đông – đã khiến nhiều gia đình tìm mọi cách để sinh bằng được “quý tử”. Trong kỷ nguyên của công nghệ y học hiện đại, việc xác định giới tính thai nhi ở giai đoạn sớm không còn là điều khó khăn, và đáng tiếc là nhiều cơ sở y tế tư nhân đã lợi dụng điều này để cung cấp dịch vụ phi pháp, bất chấp quy định của pháp luật.

Sự mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng thừa nam, thiếu nữ không đơn thuần là một hiện tượng số liệu, mà là một vấn đề xã hội với hệ lụy lâu dài và nghiêm trọng. Đó là, gia tăng tội phạm liên quan đến hôn nhân, buôn bán người, lạm dụng tình dục, hôn nhân ép buộc, và làm giảm chất lượng dân số. Nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc đã và đang phải trả giá đắt vì mất cân bằng giới tính, khi hàng triệu đàn ông không thể lấy vợ, dẫn đến bất ổn xã hội nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, việc Bộ Y tế đề xuất nâng mức xử phạt hành chính lên 100 triệu đồng là một tín hiệu tích cực, thể hiện quyết tâm trong việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Dân số. Trên thực tế, mức phạt hiện hành đã không còn phù hợp, không đủ sức răn đe đối với những cá nhân và cơ sở y tế sẵn sàng vi phạm vì lợi nhuận.

Tuy nhiên, xử phạt hành chính chỉ là giải pháp phần “ngọn”, mang tính răn đe. Muốn giải quyết tận gốc tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, cần đến những giải pháp xã hội, văn hóa, giáo dục lâu dài. Đó là thay đổi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ. Cần phải tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về bình đẳng giới, nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Khi người dân nhận thức rõ rằng con gái hay con trai đều có giá trị như nhau, đều có thể là người thành công, hiếu thảo, trở thành trụ cột gia đình và xã hội, thì hành vi lựa chọn giới tính mới dần bị loại bỏ.

Mặt khác, cũng cần quan tâm đến yếu tố kinh tế - xã hội trong câu chuyện này. Nhiều gia đình nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi, nơi không có chính sách an sinh xã hội hiệu quả, vẫn xem con trai là “chỗ dựa lúc tuổi già”, là người “nối dõi tông đường”. Việc khuyến khích gia đình sinh con gái bằng chính sách ưu tiên vay vốn, hỗ trợ học hành, ưu tiên tuyển dụng cán bộ nữ… cũng là cách gián tiếp làm giảm áp lực phải sinh con trai.

Bởi vậy, việc nâng mức xử phạt hành vi lựa chọn giới tính thai nhi tối đa lên 100 triệu đồng là một biện pháp cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để chấm dứt tận gốc tình trạng này, vẫn cần cả một chiến lược tổng thể, lâu dài, đồng bộ từ giáo dục, pháp luật đến thay đổi tư duy xã hội. Bởi công bằng giới tính không chỉ là quyền con người, mà còn là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững một quốc gia.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Chính danh cho nhà giáo

Chính danh cho nhà giáo

19 Jun, 09:01 AM

Kinhtedothi - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà giáo – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên.

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

18 Jun, 06:06 AM

Kinhtedothi - Mức xử phạt vi phạm hành chính thế nào để vừa bảo đảm tính răn đe, vừa phù hợp với thực tiễn đời sống đang là vấn đề được nhắc đến nhiều khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Quốc hội thảo luận. Đây không phải lần đầu tiên nội dung này được dư luận quan tâm, bởi những quy định trong Luật luôn gắn chặt với đời sống xã hội.

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

17 Jun, 10:32 AM

Knhtedothi - Cổng Dịch vụ công quốc gia tới đây sẽ trở thành điểm “một cửa số” điện tử duy nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, phục vụ người dân, DN thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đừng để trẻ em bị đơn độc

Đừng để trẻ em bị đơn độc

16 Jun, 05:55 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè đến cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh thở phào vì con trẻ không còn bị áp lực học hành, thi cử. Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là khi chiếc cặp sách được gác lại, điện thoại thông minh và máy tính bảng lại trở thành “người bạn đồng hành” của nhiều em nhỏ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ