Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phát triển thương mại điện tử: Nhiều mục tiêu không phù hợp thực tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mặc dù kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011-2015 có nhiều điểm mới nhưng còn không ít mục tiêu đã không còn phù hợp với với thực tế.

KTĐT - Mặc dù kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011-2015 có nhiều điểm mới nhưng còn không ít mục tiêu đã không còn phù hợp với với thực tế.


Theo kế hoạch đến đến năm 2015, 80% doanh nghiệp lớn có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Con số này ở doanh nghiệp nhỏ và vừa là 45%. Ngoài ra, 70% doanh nghiệp lớn, 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT, trong đó, 70% các trung tâm thương mại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Vào năm 2015, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử.... Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh như xuất nhập khẩu, hải quan, thuế, đăng ký kinh doanh… được cung cấp trực tuyến.


Kế hoạch là vậy nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong khi không thể đặt mục tiêu quy mô mua bán trực tuyến sẽ đạt mức tăng trưởng như thế nào thì trong kế hoạch lại đề ra nhiều mục tiêu đặt ra đối với các doanh nghiệp lớn là không cần thiết vì trên thực tế mục những mục tiêu này đã đạt. Chẳng hạn, đến năm 2015, có 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong các giao dịch liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Hoàng Long-Trung tâm Phát triển thương mại điện tử( EcomViet) cho rằng: Bộ Công Thương nên đẩy mạnh mục tiêu phát triển TMĐT là việc kinh doanh, mua bán có sự hỗ trợ của phương thức điện tử. Còn các thủ tục điện tử như thuế, hải quan, xin giấy phép,… là thuộc phạm vi chính phủ điện tử, việc đặt mục tiêu như vậy đã "giẫm chân" các bộ, ngành khác.


Theo ông Nguyễn Đức Tiến- Phó giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên: Hiện phần đông các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kinh phí đầu tư cho phát triển TMĐT không nhiều, nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức nên vừa yếu lại vừa thiếu. Trong khi kế hoạch đề ra đến 2015 có 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp là điều rất khó thực hiện. Ông Tiến cho biết thêm: Các doanh nghiệp có website chủ yếu là để xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Số lượng các "website" thương mại điện tử của riêng doanh nghiệp rất nhỏ phần lớn là các trang rao vặt. Kế hoạch tổng thể cần đề cập một định hướng rõ ràng hơn về phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, trong kế hoạch còn đưa ra một số mục tiêu khá lớn nhưng lại không có mục tiêu cụ thể như hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín trong nước và khu vực; Hình thành một số sở giao dịch hàng hóa trực tuyến đối với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới; Nhiều hộ gia đình ở các thành phố có thể sử dụng phương tiện điện tử để thanh toán các dịch vụ như điện, nước, điện thoại, tivi, Internet…


Để TMĐT phát triển và đạt được mục tiêu đề ra thì vấn đề cốt lõi là đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu không khắc phục điểm yếu này thì TMĐT của Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ.