Phim ngoại chiếm lĩnh
Năm 2010, trước sự bùng nổ của phim ngoại trên sóng truyền hình, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định rõ thời lượng phát sóng phim truyện Việt
Trên màn ảnh nhỏ vẫn tràn ngập phim nước ngoài, đặc biệt là phim Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Poster phim Mặt trăng ôm mặt trời (Hàn Quốc).
Trong khi đó, hầu hết ĐTH địa phương không có khả năng tự sản xuất phim nên phải chấp nhận phát phim ngoại để lấp sóng. Mặt khác, phim Việt chưa đủ "lượng" và "chất" nên các nhà Đài thường phải chiếu lại nhiều phim cũ, khiến khán giả nhàm chán. Không những thế, kịch bản phim Việt dường như hời hợt, diễn xuất kém chuyên nghiệp… khiến khán giả không mặn mà. Vì thế, với kinh phí có hạn, họ chủ yếu tìm tới thị trường phim nước ngoài, vừa có giá thành rẻ lại đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Ông Hữu Vinh, đại diện Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tại TP. HCM cho rằng, việc trên sóng truyền hình địa phương xuất hiện nhiều phim Việt có chất lượng nội dung yếu; lượng phim ngoại áp đảo như hiện nay, trách nhiệm chính thuộc về sự quản lý của các ĐTH. Dường như họ đang đặt quyền lợi khán giả thấp hơn các quyền lợi kinh tế.
Chế tài chưa đủ mạnh
Cuộc chiến giữa phim nội và phim ngoại là vấn đề nan giải không chỉ của Việt
Nhưng nguyên nhân quan trọng khiến "cơn bão" phim ngoại vẫn tiếp tục "đổ bộ" trên sóng truyền hình tại Việt Nam là chưa có chế tài đủ mạnh. Hiện nay, số lượng các ĐTH không đảm bảo thời lượng phát sóng phim Việt lớn nhưng lại chưa bị xử phạt hay nhắc nhở. Vì thế, nhiều nhà đài vẫn "làm ngơ" trước quy định. Bởi vậy, để làm tốt vấn đề này, những người làm công tác quản lý phim có yếu tố nước ngoài cần có chế tài xử phạt cụ thể. Cần xử lý nghiêm những ĐTH có sai phạm và biểu dương những ĐTH làm tốt công tác phát hành, phổ biến phim. Bên cạnh đó, cần nâng cao thị hiếu của người xem; tăng cường số lượng, chú trọng chất lượng phim nội. Có như vậy mới đủ sức răn đe và kích thích các nhà đài quan tâm tới phim Việt.
Để hạn chế và chấm dứt tình trạng phim nội bị phim ngoại lấn át như hiện nay, phải có giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý và sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội.