Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phố Wall dao động bất thường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phiên hôm qua, chứng khoán Mỹ và đồng USD diễn biến cùng chiều. Phiên giao dịch ngoại hối, chỉ số đồng USD giảm tới 1,1% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác.

KTĐT - Phiên hôm qua, chứng khoán Mỹ và đồng USD diễn biến cùng chiều. Phiên giao dịch ngoại hối, chỉ số đồng USD giảm tới 1,1% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác.

Chứng khoán Mỹ có một phiên biến động mạnh và cho kết quả đan xen khi chốt ngày giao dịchTâm lý thận trọng trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, hướng đi của Cục Dự trữ Liên bang (FED) và động thái của đồng bạc xanh, đã khiến chứng khoán Mỹ có một phiên biến động mạnh và cho kết quả đan xen khi chốt ngày giao dịch.

Kết thúc ngày 28/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 12,33 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 11.113,95 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,33 điểm, tương ứng 0,11%, lên 1.183,78 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,11 điểm, tương ứng 0,16%, lên 2.507,37 điểm.

Khối lượng giao dịch vẫn đứng ở mức thấp với 7,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,75 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.

Thị trường mở cửa tăng điểm do thông tin số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ sụt giảm.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 23/10, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm tới 21.000, xuống còn 434.000 người, thấp nhất trong 3 tháng, và ngoài sức tưởng tượng của giới phân tích.

Đà tăng sau đó chững lại và giằng co mạnh trong khoảng giữa phiên, trước khi chốt ngày với kết quả trái chiều giữa các chỉ số.

Phiên hôm qua, chứng khoán Mỹ và đồng USD diễn biến cùng chiều. Phiên giao dịch ngoại hối, chỉ số đồng USD giảm tới 1,1% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác.

Tuy nhiên, xu hướng tăng giảm của thị trường có vẻ phụ thuộc nhiều hơn vào dự báo quy mô gói kích thích của FED. Nhà đầu tư kỳ vọng, khi biện pháp này được đưa ra, kinh tế sẽ phục hồi.Từ đầu tháng 9 tới nay, S&P 500 đã tăng được 12,8%.

Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất do hãng tin Reuters thực hiện, hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo FED sẽ dùng từ 80 đến 100 tỷ USD/tháng để mua tài sản, nhằm hỗ trợ cho kinh tế Mỹ.

Các thị trường chứng khoán châu Á cũng xáo trộn trong phiên 28/10, do tâm lý chờ đợi báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp tên tuổi trong khu vực, bên cạnh mối quan ngại gói kích cầu của Mỹ không đủ mạnh để hỗ trợ nền kinh tế.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,22%, Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,15%, Kospi của Hàn Quốc hạ 0,09%. Ngược lại, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,2%, Straits Times của Singapore tăng 0,16%.

Không đan xen như thị trường Mỹ và châu Á, các sàn chứng khoán châu Âu đồng loạt lên điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,56%, chỉ số DAX của Đức tăng 0,42% và chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 0,5%.