KTĐT - Trong mối quan hệ phối hợp, UBND cấp huyện, xã, nhất là các khu vực biên giới và ven biển chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn do mình phụ trách.
Quyết định 65/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định 9 nội dung phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Trạm Kiểm soát liên hợp phải duy trì chế độ trực ban và trực chống buôn lậu 24/24 giờ trong ngày.
9 nội dung phối hợp gồm: Phân định phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động; Phát hiện, thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu; Chỉ đạo và tổ chức tuần tra, thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm; Phối hợp với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng...
Trong mối quan hệ phối hợp, UBND cấp huyện, xã, nhất là các khu vực biên giới và ven biển chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn do mình phụ trách.
Trạm Kiểm soát liên hợp do Thủ tướng Chính phủ thành lập sẽ có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện hàng hóa xuất, nhập lậu, gian lận thương mại để xử lý, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, phải tuần tra, kiểm soát khu vực cánh gà, phía sau cổng B Khu thương mại, Khu kinh tế cửa khẩu và các đường mòn phụ cận; duy trì chế độ trực ban và trực chống buôn lậu 24/24 giờ trong ngày.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo 127/TW và một số Bộ trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cũng được quy định cụ thể tại Quyết định này.