Nhiều sản phẩm chưa được kiểm soát
Sơn La không có thế mạnh về chăn nuôi gia cầm nhưng là tỉnh có đàn trâu bò lớn với 365.000 con, bên cạnh đó, địa phương này còn có thế mạnh về phát triển thủy sản (cá tầm, cá nuôi ở lòng hồ) và dê núi. Tại Hội nghị, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, cơ quan chức năng của tỉnh chưa kiểm soát được tận gốc việc nhập sản phẩm lòng trâu bò cũng như việc xuất bán sản phẩm thịt dê. Dê của Sơn La sau khi giết mổ được cho vào tủ lạnh (thậm chí có cả dê từ nước bạn Lào), sau đó được các chủ hàng gom lại đưa về Hà Nội tiêu thụ, có khi đã bốc mùi hôi thối. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sản phẩm gia cầm nhập từ Hà Nội cũng còn nhiều lỗ hổng.
Tương tự, đại diện Chi cục Thú y Hải Dương cho biết: Tỉnh này có đàn gia súc, gia cầm rất lớn, trong đó đàn lợn 650.000 con, gia cầm 10 triệu con. Từ trước đến nay, các sản phẩm xuất bán cho thị trường Hà Nội như trâu, bò, gà, lợn hầu hết đều kiểm soát được. Riêng các loại nội tạng vẫn chưa làm được. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh
Dây chuyền giết mổ công nghiệp của cơ sở Minh Hiền, huyện Thanh Oai. Ảnh: Thắng Văn
Còn tại Hà Nội, tuy công tác quản lý giết mổ, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm động vật được duy trì thường xuyên nhưng ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vẫn còn băn khoăn: "Vì Hà Nội là TP có sức tiêu thụ lớn (600.000 tấn thực phẩm/năm) nên sức ép cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là rất lớn". Ông Bình cho biết, hiện nay, các cơ sở giết mổ công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Mong được phối hợp
Năm 2012, các sản phẩm động vật nhập về được Hà Nội kiểm dịch gồm: 9.820 con trâu, bò; 742.079 con lợn; 6.987.410 con gia cầm và 3.700 con động vật khác. Đối với sản phẩm xuất ra các tỉnh ngoài, Hà Nội đã kiểm dịch được 3.354 con trâu, bò; 445.423 con lợn; 39.338.698 con gia cầm và 14.300 con động vật khác. |
Tại Hội nghị, 16 tỉnh phía Bắc gồm Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang… đều bày tỏ mong muốn được phối hợp trong công tác kiểm soát tận gốc các sản phẩm động vật.
Để có cơ sở phối hợp, Sở NN&PTNT Hà Nội đã soạn thảo "Thỏa thuận phối hợp" để các tỉnh, thành tham gia đóng góp ý kiến. Nội dung phối hợp gồm: Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quy hoạch phát triển chăn nuôi, trao đổi về chính sách quản lý, tăng cường kiểm soát chất lượng các sản phẩm chăn nuôi từ Hà Nội đi các tỉnh và ngược lại.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội rất cần có sự chung tay hợp tác của các tỉnh. Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các ngành chức năng cũng như phối hợp với tỉnh Bắc Giang trong việc kiểm soát gà nhập lậu, kết quả là lượng gà nhập lậu về Hà Nội đã giảm đáng kể. Sắp tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp kiểm soát tận gốc đối với các sản phẩm động vật khác như trâu, bò, lợn, thủy sản… Ngoài những quy định khung, việc phối hợp với các địa phương tới đây sẽ có những quy định cụ thể, căn cứ vào thế mạnh của từng tỉnh, thành.