KTÐT - Lâu lắm rồi Thu mới lại có cái cảm giác hồi hộp thế khi Tết đến xuân về.
Dễ chừng đến mười mấy năm rồi. Tự nhiên mấy cái ngày bận rộn này, cô lại có cảm giác gần gũi hơn với bố mẹ chồng, không quản cả nửa năm trời cố gắng.
Thu sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố mẹ tuy không giàu nhưng luôn hết lòng chăm lo cho con cái. Cô được ăn học đàng hoàng và theo nhận xét của nhiều người là xinh xắn, hoạt bát, và vui vẻ. Ngày Thu lấy chồng lúc cô vừa tròn 23 tuổi.
Hôm đầu tiên, vừa cưới xong còn rất mệt mỏi, 6h sáng Thu dậy đã thấy mặt mẹ chồng hằm hằm, cho trận phủ đầu, nói như tát nước. Hôm sau, Thu gắng dậy từ 5h30 vẫn thấy thái độ mẹ chồng không vui. Thu tự nhủ “Có ai đáng thương hơn mình nữa?” Nhưng vốn bản tính hiền lành nên Thu cũng không phản kháng lại, cô chỉ nghĩ thầm “Mới 50 tuổi mà khó tính thế!”.
Thấy mẹ chồng khó tính cô cũng cố gắng thu xếp mọi việc trong gia đình. Làm việc ở cơ quan ngày tám tiếng, xong đâu đấy cô chạy ngay ra chợ đôn đáo lo cơm nước, về nhà lại lao vào nấu nướng, giặt giũ. Thỉnh thoảng Thu cũng chủ động nói chuyện với bà. Nhưng nhiều khi mẹ chồng cô vẫn tỏ ra khó chịu, bà kêu hay bị hoa mắt, ù tai, lưng gối đau mỏi, mất ngủ, hay quên... Thu cũng nghe nói nhiều đến chuyện mẹ chồng – nàng dâu nhưng không nghĩ mình lại gặp phải tình cảnh này. Vì trước khi lấy nhau cô cũng tìm hiểu qua, mọi người đều nói mẹ chồng cô rất tốt bụng và được lòng mọi người.
Thu buồn lắm, đem chuyện kể với mấy chị cùng cơ quan mong được chia sẻ. Một chị cùng phòng bảo “Tại mấy bà mẹ chồng đang tuổi tiền mãn kinh nên thế đấy mà. Tuổi đó rất hay nóng nảy, dễ tức giận lại lo nghĩ trầm cảm, kinh nguyệt bị rối loạn. Em ra tiệm thuốc bắc mua cho bà mấy thang thuốc xem thế nào”. Thu nghĩ chắc cũng đúng vì chồng cô cũng bảo khoảng 1 năm trở lại đây bà nhiều lúc tự nhiên cáu gắt, nhưng vì nhà toàn con trai nên chẳng ai hiểu, chỉ nghĩ mẹ già nên đâm ra khó tính.
Chiều hôm ấy, đi làm về cô ra ngay hiệu thuốc bắc hỏi và được các bác sĩ đông y bốc cho thang thuốc gọi là Bát Trân Thang. Thu được biết từ lâu trong dân gian, phương thuốc này đã được dùng để bồi bổ cơ thể, gìn giữ sắc đẹp và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ.
Bát Trân Thang gồm có 8 vị thuốc: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đương quy tẩm rượu, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa tẩm rượu và Cam thảo. Nhân Sâm và Thục Địa có công dụng ích khí dưỡng huyết, hai vị Bạch Linh và Bạch truật phối hợp với nhau trợ giúp cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí cho Nhân Sâm, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể. Bạch thược và Đương quy giúp dưỡng huyết hòa dinh. Cam thảo hòa trung ích khí, điều hòa các vị thuốc. Xuyên khung hoạt huyết hành khí. Các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng song bổ khí huyết của bài thuốc.
Thu nghiên cứu thêm thì được biết, Bát Trân Thang có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, Bát Trân Thang còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, chống mệt mỏi và nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể.
Biết được phương thuốc quý trên, Thu mua về và sắc cho mẹ chồng uống hàng ngày. Ban đầu, mẹ cô cũng tỏ vẻ khó chịu nhưng sau 1 tuần sử dụng, bà bỗng nhiên dễ tính hẳn. Thu nói “Bà bảo trước đây, lúc nào cũng cảm thấy khó chịu trong người, mặt đỏ, nóng bừng, ra nhiều mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu. Nhưng sau khi dùng Bát Trân Thang một tuần, bà không còn bị những triệu chứng đó, lại ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào”.
Thu nói thêm “Mẹ chồng mình thấy ngày nào con dâu cũng sắc thuốc nên thương lắm. Nên bà bảo tìm xem có loại thuốc nào tổng hợp bài Bát Trân Thang không”. Thu tìm hiểu và biết hiện nay trên thị trường có dạng viên nang Phụ huyết khang, công thức kết hợp bài Bát Trân Thang với Hương phụ và Trần bì. Đây là hai vị thuốc có công dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm giảm đau trong những cơn đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Hương phụ và Trần bì đều có tác dụng điều tiết sự co bóp của tử cung, cải thiện công năng miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt và giảm đau. Với việc gia thêm hai vị thuốc Hương phụ và Trần bì, Phụ huyết khang không những giữ nguyên được tác dụng bồi bổ khí huyết của Bát Trân Thang mà còn tăng khả năng lưu thông khí huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt, lương huyết, bổ âm và tăng sinh dịch cơ thể, giúp điều hoà kinh nguyệt, trừ phong giảm đau và phòng chống một số bệnh lý về sản phụ khoa.
Từ ngày mua Phụ huyết khang về, mẹ chồng cô dùng đều đặn hàng ngày. Từ đó mọi công việc trong gia đình bà đều lo cho cả, mẹ chồng Thu cũng khuyên cô giữ gìn sức khỏe để con cái được khỏe mạnh. Bây giờ đi đâu, mẹ chồng Thu cũng khen cô khéo léo, ngoan ngoãn, lại biết chăm lo sức khỏe cho cả bố mẹ chồng.
Năm nay là năm đầu tiên làm dâu nên Thu thấy rất hồi hộp. Chiều nay, cô đi ra phố mua phong bao lì xì để chuẩn bị mừng tuổi, chọn được 4 cái rất đẹp, rất ưng. Hai cái là để cho chồng, về mừng tuổi bố mẹ vợ, còn hai cái là để cho Thu, dành để chúc tết bố mẹ chồng.