Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Probiotic có thể chữa được ung thư?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giáo sư Robert Schiestl tại Đại học California, Los Angeles, tác giả chính của nghiên cứu cho biết vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể ngăn chặn và làm chậm sự phát triển bệnh ung thư.

Lâu nay, các vi khuẩn đường ruột được biết đến có vai trò kích hoạt, ngăn ngừa béo phì và các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Probiotic có thể chữa được ung thư? - Ảnh 1
Những phát hiện này cho thấy một số vi khuẩn trong ruột có đặc tính chống viêm, giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ của một người mắc bệnh ung thư bằng cách phân tích các cấp độ và các loại vi khuẩn trong ruột của họ.

Giáo sư Robert Schiestl cho biết họ có thể quy định các chế phẩm sinh học (probiotic) để thay thế hoặc tăng cường số lượng vi khuẩn có tính kháng viêm.

Cơ thể con người có khoảng 10 nghìn tỉ tế bào vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn “tốt” – vi khẩn có tính kháng viêm và vi khuẩn “xấu”- vi khuẩn có tính gây viêm.

Giáo sư Schiestl và các đồng nghiệp đã làm thí nghiệm phân tích vi khuẩn Lactobacillus johnsonii 456. Đây là loại vì khuẩn có lợi và có nhiều trong các ứng dụng hữu ích trong y tế. Vi khuẩn này cũng có trong sữa chua và dưa chua.

Các nhà nghiên cứu cho biết các vi khuẩn làm giảm thiệt hại gen và làm giảm đáng kể tình trạng viêm. Giảm viêm giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh như ung thư, các bệnh thoái hóa thần kinh , bệnh tim, viêm khớp và bệnh lupus …

Nghiên cứu này cũng giải thích về cách hệ vi sinh vật trì hoãn sự khởi phát của bệnh ung thư, và cho thấy rằng bổ sung probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh u lympho – một loại ung thư bắt nguồn từ hệ thống miễn dịch.

Trong những thí nghiệm của mình, nhóm đã sử dụng những con chuột bị đột biến ở một gen có tên là ATM. Họ khiến cho những con chuột này dễ mắc bệnh rối loạn thần kinh Telangiectasia. Đây là một loại bệnh hiếm gặp, tỉ lệ mắc là 1/100 000. Bệnh này có liên kết với bệnh bạch cầu, u lympho và các hình thức khác của bệnh ung thư.

Trong bài báo nghiên cứu ung thư của mình, Giáo sư Schiestl và nhóm của ông cho thấy ở những con chuột có nhiều vi khuẩn có lợi, các u lympho đã giảm dần theo thời gian. Ngoài ra những con chuột này cũng có thể sống lâu hơn những con chuột khác 4 lần, ít bị thiệt hại về DNA và ít bị viêm hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các vi khuẩn có lợi có thể được sử dụng như một phương thức hiệu quả giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tính nhạy cảm của ung thư.