Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quan hệ Mỹ - Trung: Thoả hiệp vì lợi ích

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ tháng 1/2009, Cơ chế Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung đã trở thành một kênh quan trọng để thúc đẩy, tăng cường quan hệ giữa hai nước có quy mô kinh tế lớn nhất của thế giới.

KTĐT - Từ tháng 1/2009, Cơ chế Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung đã trở thành một kênh quan trọng để thúc đẩy, tăng cường quan hệ giữa hai nước có quy mô kinh tế lớn nhất của thế giới.

Trong hai ngày 9 - 10/5, tại Mỹ, lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại an ninh chiến lược trong khuôn khổ Đối thoại vòng ba.


Trước khi cuộc Đối thoại này diễn ra, nhiều nhà phân tích đã nhận định: Mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng nhưng trong bối cảnh "động đất tự nhiên tại Nhật Bản" và "động đất chính trị tại Bắc Phi - Trung Đông", Mỹ - Trung sẽ cố gắng "thoả hiệp" vì lợi ích mỗi bên. Ngay trong phiên khai mạc Đối thoại vòng ba, những vấn đề "gai góc" còn tồn tại giữa hai nước cũng đã được trao đổi thẳng thắn. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, Washington không coi tăng trưởng của Bắc Kinh là mối đe dọa và đã tìm cách củng cố niềm tin để phối hợp trong các vấn đề toàn cầu. Theo bà Hillary, sự tham gia của các đại diện quân sự Trung Quốc tại cuộc đối thoại lần này sẽ giúp tránh được những hiểu nhầm nguy hiểm tiềm tàng về an ninh.


Liên quan đến vấn đề kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Hai nước sẽ tiếp tục phối hợp, xây dựng quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn thông qua các cuộc đối thoại. Bộ trưởng Tài chính Mỹ ghi nhận Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ liên quan tới vấn đề tỷ giá hối đoái và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu. Về thương mại, Mỹ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc cải tổ lĩnh vực tài chính, bãi bỏ những hàng ràobảo hộ đang được dựng lên nhằm giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh.


Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn thừa nhận "đã có sự va chạm trong chính sách kinh tế của hai nước" nhưng khẳng định hai bên "vẫn chia sẻ lợi ích và hợp tác nhiều hơn những bất đồng và cạnh tranh". Trung Quốc cho rằng, khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục của Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Trung Quốc do nước này nắm giữ tới 1.611 tỷ USD trái phiếu Mỹ, trong đó 1.110 tỷ USD trái phiếu dài hạn và hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ.


Ngoài việc Mỹ - Trung phải tìm cách vượt qua những bất đồng vì lợi ích, cuộc Đối thoại vòng ba còn có những điểm khác biệt mang tính bước ngoặt. Nếu như trong hai lần đối thoại trước, Mỹ đưa ra rất nhiều yêu cầu buộc Trung Quốc phải thực hiện. Tuy nhiên, trong đối thoại lần này, Trung Quốc đã buộc Mỹ phải "đặt ra một biểu thời gian và lộ trình rõ ràng" trong việc đáp ứng các đòi hỏi của nước này trong lĩnh vực kinh tế. Điển hình là yêu cầu giảm bớt sự khống chế đối với các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi và công bằng cho các công ty của Trung Quốc đầu tư làm ăn tại Mỹ cũng như tránh chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại.