Không phải bây giờ, việc lựa chọn Quốc phục mới được đem ra bàn thảo. Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhớ lại: "Năm 1990, Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm khách mời, làm quan sát viên của Hội Liên hiệp quốc gia Đông Nam Á tại
Tính từ năm 1990 đến nay, không dưới 10 lần, vấn đề xây dựng đề án Quốc phục Việt Nam được các cấp, ngành xới lên, yêu cầu thực hiện. Nhưng sau rất nhiều cuộc thi sáng tác mẫu phục, kết quả đều được xếp vào kho lưu trữ của Vụ Mỹ thuật. Nguyên nhân là do chưa có thiết kế nào đáp ứng được tiêu chí vừa thời trang, vừa kế thừa truyền thống, lại vừa hợp lý trong mục đích sử dụng. Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh: "Sở dĩ những lần trước, vấn đề xây dựng Quốc phục không tạo được sự đồng nhất, bởi chúng ta không đưa ra được mục đích và tiêu chí rõ ràng. Hội thảo lần này phải tìm ra được mục đích và tiêu chí ấy, để đạt được kết quả cuối cùng cho công tác xây dựng đề án". Thế nên, ngay mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên đã nhấn mạnh: "Để tránh cho cuộc hội thảo không đạt được kết quả như mong muốn, tôi hy vọng các đại biểu đi sâu bàn vào yếu tố cần thiết, thiết kế sao cho đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quốc phục".
Áo dài khăn xếp là một trong những ứng viên nặng ký để trở thành Quốc phục Việt Nam. Trong ảnh: Các nguyên thủ nước ngoài mặc lễ phục áo dài Việt Nam khi tham dự Diễn đàn cấp cao APEC 2006 tại Việt Nam
Nhưng sau hơn 3 tiếng thảo luận, người ta vẫn còn lơ mơ giữa lễ phục sử dụng trong hôn lễ, lễ hội và các nghi thức ngoại giao. Người thì nói rằng nên quy định một mẫu chung cho tất cả các hình thức sử dụng, nhưng TS Nguyễn Viết Chức (Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long), và họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam) lại giữ quan điểm nên phân biệt lễ phục và Quốc phục, nếu đặt chung mục đích sử dụng sẽ làm mờ nhạt bộ trang phục thể hiện bề dày lịch sử, văn hóa cũng như hình ảnh tiêu biểu của quốc gia.
Áo dài - ứng viên của Quốc phục?
Hiện nay, áo dài khăn xếp được rất nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước sử dụng trong các buổi tiếp nghi thức quan trọng. Theo diễn trình lịch sử trang phục Việt Nam, lễ phục là loại áo dài mặc ngoài, cho dù có biến tấu thành tứ thân, năm thân, hai tà thì áo dài vẫn giữ vị trí quan trọng nhất. Nhưng cũng chưa có một văn bản nào quy định chính thức áo dài là Quốc phục Việt Nam.
"Từ thời kỳ trước, cụ Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng đều sử dụng áo dài khăn xếp bước vào các hội nghị quan trọng. Và nhiều khi chúng ta bị ấn tượng chính trị nên đã loại bỏ lựa chọn áo dài khăn xếp là Quốc phục Việt