Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy chế siêu quan sát viên ở Liên hợp quốc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Quy chế siêu quan sát viên của EU mở đường cho các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập, Cộng đồng Caribe… vận động để giành được quy chế này.

KTĐT - Quy chế siêu quan sát viên của EU mở đường cho các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập, Cộng đồng Caribe… vận động để giành được quy chế này.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 3/5 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65, với 180 phiếu thuận trong tổng số 192 nước thành viên Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU) đã giành được quy chế siêu quan sát viên tại Liên hợp quốc sau hơn một năm vận động tích cực của 27 đại sứ các nước EU tại Liên hợp quốc và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton.

Quyết định này của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 đã nâng cấp đại diện của EU tại Đại hội đồng với vị thế đại diện chung cho EU, được quyền tham dự các kỳ họp, được mời tham gia các cuộc tranh luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc và được lưu hành các văn kiện của EU như là văn kiện chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Đại diện của EU cũng được quyền đề xuất các đề nghị và những sửa đổi được 27 nước thành viên EU đồng thuận, được quyền đáp lại các tuyên bố của các nước thành viên Liên hợp quốc về các vấn đề liên quan đến lập trường của EU tại các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhưng không có quyền bỏ phiếu hoặc đề cử các ứng cử viên vào các chức vụ ở Liên hợp quốc.

Quy chế siêu quan sát viên của EU mở đường cho các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập, Cộng đồng Caribe… vận động để giành được quy chế này.

Tại phiên họp trên, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 cũng nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 30 tháng 7 hàng năm là Ngày Quốc tế hữu nghị nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nền văn hoá.