Đã thí điểm
Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có 54 trại giam do Bộ quản lý, hầu hết đều đóng tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là về giao thông, rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân. Lao động trong các các trại giam từ trước đến nay vẫn chủ yếu chỉ là nông nghiệp mang tính “tự cấp, tự túc”. Điều này đã hạn chế rất lớn tới các mục tiêu đặt ra trong công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân.
Thời gian qua, tại một số địa bàn có tình hình an ninh trật tự tốt và được chính quyền địa phương đồng ý, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm cho phép các trại giam được tổ chức “khu sản xuất” và được liên kết với các DN, cơ sở sản xuất để tổ chức các “điểm lao động” ngoài trại giam. Tiêu chí để lựa chọn các phạm nhân ra ngoài lao động căn cứ vào loại tội phạm, mức án, thời gian phải chấp hành hình phạt tù còn lại, nhân thân, thái độ chấp hành án... Theo tổng kết thực tiễn của Bộ Công an, trong tổng số 7.000 phạm nhân ra ngoài lao động chỉ có 1 phạm nhân bỏ trốn.Từ thực tiễn thí điểm, Chính phủ đã đề xuất bổ sung quy định tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam vào Dự án Luật thi hành án hình sự (sửa đổi). Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, công tác tổ chức lao động cho phạm nhân nhằm giáo dục, cải tạo, dạy nghề, cải thiện chế độ ăn, tạo thêm khoản thu nhập, chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời cũng là biện pháp quản lý hiệu quả. Việc đổi mới công tác tổ chức lao động tại các trại giam theo đề nghị của Chính phủ, tạo điều kiện để phạm nhân có thể tham gia lao động phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cho phép của các trại giam là cần thiết.Còn những băn khoănTuy nhiên, việc đưa phạm nhân ra ngoài trại lao động vẫn khiến các ĐB Quốc hội băn khoăn, bởi lo ngại việc này sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án, gây tâm lý lo lắng cho Nhân dân ở khu vực phạm nhân lao động…Theo ĐB Trần Văn Mão (đoàn Nghệ An), hàng năm, Nhà nước phải bỏ tiền để đầu tư cải tạo tại các trại giam để tránh việc phạm nhân trốn ra ngoài. Vậy giờ cho phạm nhân ra ngoài trại lao động thì kiểm soát ở nơi cơ sở sản xuất như thế nào? Khó có thể bảo đảm vì phạm nhân có thể mang ma túy, vũ khí, điện thoại vào trại. ĐB cho rằng, nếu có cho phép phạm nhân ra ngoài lao động sản xuất tại các DN, vẫn phải chịu sự quản lý của trại giam.Cùng chung băn khoăn, ĐB Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre) cho rằng, cần quan tâm thêm một số vấn đề như xem xét quy định điều kiện, địa điểm để tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như khoảng cách địa lý, để bảo đảm việc quản lý chấp hành hình phạt tù của phạm nhân. Hơn nữa, việc tổ chức cũng phải giải quyết được các vấn đề như thời gian làm việc như thế nào, sinh hoạt ăn, ở… “Việc thiếu quy định cụ thể, trong quá trình thực hiện rất dễ bị lạm dụng, lợi dụng và dẫn tới những phức tạp khó lường. Do đó, cần phải nghiên cứu để quy định chặt chẽ, trách nhiệm cụ thể, tránh những hệ lụy xảy ra sau này” - ĐB nêu.Để có thêm cơ sở cho các ĐB, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Bộ Công an tổng kết thí điểm tổ chức lao động ở một số trại giam và có đánh giá tác động tổ chức lao động ngoài trại giam. Đồng thời, quy định này cần đảm bảo các nguyên tắc khi thực hiện.
Tổ chức lao động cho phạm nhân không nên hiểu là một giải pháp kinh tế hay mô hình kinh tế mà đây là biện pháp giáo dục, gắn với dạy nghề, tái hòa nhập để quản lý phạm nhân, góp phần tạo ra giá trị cho xã hội, giảm khó khăn cho ngân sách. Chúng tôi tiếp xúc với một số phạm nhân, hầu hết trong số họ đều mong muốn Quốc hội thông qua chính sách này. ĐB Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương) |