Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy định mới về thời hạn tạm giam, tạm giữ từ 1/7/2016

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa ra văn bản hướng dẫn các quy định mới về tạm giữ, tạm giam.

Những năm gần đây bắt, tạm giữ, tạm giam là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân.

Đôi khi việc để quá hạn tạm giữ, tạm giam vẫn còn xảy ra ở một số nơi, do vậy, một số hoạt động tố tụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam.

Kể từ ngày 1/7/2016, những nội dung sửa đổi, bổ sung lớn liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành.
Kể từ ngày 1/7/2016, nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu lực.
Kể từ ngày 1/7/2016, nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu lực.
Cụ thể, các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử cần phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp để rà soát đầy đủ các bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo thời hạn quy định của BLTTHS năm 2003, nhưng đến ngày 1/7/2016 không được tạm giam theo thời hạn quy định của BLTTHS năm 2015, hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2015. Từ đó, đề nghị Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền (nếu vụ án đang ở giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc yêu cầu Chánh án, Phó Chánh án Tòa án có thẩm quyền (nếu vụ án đang ở giai đoạn xét xử) quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/7/2016, các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án cần giám sát chặt chẽ các căn cứ và thời hạn áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm gian theo quy định mới của BLTTHS năm 2015. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm sát về thời hạn áp dụng các biện pháp này để kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải kiểm sát chặt chẽ số người đang bị tạm giữ, tạm giam gần hết thời hạn và việc thông báo bằng văn bản của cơ sở giam giữ cho cơ quan đang thụ lý vụ án 1 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với những trường hợp quá do chậm gửi các lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu xử lý vi phạm.

Kể từ ngày 01/7/2016, khi đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam thì người bị bắt phải được trả tự do ngay nếu không bị giam, giữ về một hành vi vi phạm pháp luật khác. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì các đơn vị kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 3 ngày.

Cuối cùng, Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương phải có trách nhiệm tiếp nhận, thống kê tổng hợp số liệu tiếp nhận cũng như giải quyết kịp thời tất cả các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam; quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam trong phạm vi thẩm quyền của mình.