Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy định ngân hàng mới đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là nhận định của giới chức ngân hàng Canada khi đánh giá về hiệu quả của các chính sách ngân hàng mới này.

Các quy định quốc tế mới xung quanh vấn đề đòn bẩy và vốn của các ngân hàng khiến các ngân hàng khó cho vay hơn và làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Đây là nhận định của giới chức ngân hàng Canada khi đánh giá về hiệu quả của các chính sách ngân hàng mới này.

 
Ông Rick Waugh. (Nguồn: business.financialpost.com)
Ông Rick Waugh. (Nguồn: business.financialpost.com)
Tổng Giám đốc Ngân hàng Scotiabank (Canada), Phó Chủ tịch Viện Tài chính quốc tế, một hiệp hội hàng đầu của ngành ngân hàng thế giới, ông Rick Waugh cho biết quan chức này đã so sánh các quy định mới như việc đưa thêm các túi khí vào một xe ôtô để cải thiện độ lái xe an toàn, và cuối cùng "người ta có nhiều túi khí đến nỗi không còn không gian cho hành khách."

Theo ông, ngay từ khi các cơ quan quản lý quốc tế công bố những kế hoạch siết chặt quy định sau khi hệ thống tài chính toàn cầu có nguy cơ sụp đổ hồi năm 2008, ngành ngân hàng đã nỗ lực áp dụng các biện pháp để tránh những hậu quả không mong muốn, có thể làm tổn thương ngành này nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, giới chức ngân hàng đang đặc biệt quan ngại về những quy định mới về đòn bẩy, áp đặt hạn chế nghiêm ngặt đối với cách thức tính toán vốn và các ngân hàng có thể cho vay bao nhiêu dựa trên số vốn này.

Trước đây, ngành ngân hàng tập trung hơn vào các phép đo vốn dựa trên các tài sản có tính rủi ro hoặc các tài sản như các khoản cho vay, có tính tới mức độ rủi ro đi kèm với các khoản vay đó.

Nhưng các cơ quan quản lý ngân hàng đang đặt dấu hỏi về những phép đo đó sau khi những nghiên cứu về cách thức các ngân hàng tính toán rủi ro, dẫn đến các kết quả rất khác nhau giữa các ngân hàng. Do vậy, các cơ quan quản lý muốn tập trung hơn vào các biện pháp đo vốn được gọi là tỷ lệ đòn bẩy, ít phụ thuộc vào những đo lường rủi ro có thể thiếu sót.

Tổng Giám đốc Waugh cho rằng cách tiếp cận này dẫn đến những khó khăn hơn nữa bởi vì nó không phân biệt chất lượng các khoản cho vay. Phương pháp này "đang khuyến khích việc cất giữ các tài sản rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn từ vốn, chính là kiểu hành vi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ của đại gia ngân hàng Mỹ Lehman Brothers."

Nhưng phương pháp này cũng không hoàn toàn tiêu cực, ít nhất là trong trường hợp của Scotiabank. Do buộc phải tăng thêm vốn, nhiều ngân hàng Mỹ và châu Âu đang buộc phải bán bớt tài sản, và tạo ra các cơ hội lớn cho một số ít ngân hàng "rủng rỉnh" vốn như Scotiabank, ngân hàng lớn thứ ba của Canada. Kể từ sau khi các quy định ngân hàng mới được ban hành, Scotiabank đã hoàn thành 40 thương vụ mua lại, trị giá khoảng 13 tỷ USD.