Quy hoạch sông Hồng: Bài toán tái thiết và phát triển mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 9/7, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (HUPI) cùng Viện nghiên cứu định cư con...

Kinhtedothi - Ngày 9/7, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (HUPI) cùng Viện nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo báo cáo cuối kỳ chương trình chia sẻ tri thức “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội, đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” (dự án KSP).

Ông Lê Vinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, dự án đang được đưa tham vấn ý kiến đóng góp của Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội và các chuyên gia, hội chuyên ngành về dự án. Từ kinh nghiệm của phía Hàn Quốc trong quy hoạch, khai thác khu vực sông Hàn, dự án chỉ ra những bất cập, tồn tại và giải pháp để nghiên cứu quy hoạch khu vực sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên và áp dụng vào quy hoạch phân khu sông Hồng, nhằm phát triển hai bên bờ sông theo đúng định hướng quy hoạch và mong muốn của người dân.

Không chỉ nhìn vào sự thành công

Dự án KSP được bắt đầu từ tháng 9/2014, với mong muốn tư vấn những chính sách hiệu quả nhất, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng khu đô thị mới và phát triển hai bên bờ sông. Ông Chung Jinkyu - Giám đốc dự án cho biết, dự án KSP gồm 3 phần chính: Đề xuất chính sách phát triển đô thị; Phân tích quy hoạch phân khu, tư vấn hướng dẫn về quy hoạch, đặc biệt là hướng dẫn về cảnh quan; Đề xuất các dự án đầu tiên phù hợp với khu vực phát triển của dự án. 
Phối cảnh quy hoạch ven sông Hồng.
Phối cảnh quy hoạch ven sông Hồng.
Điều kiện địa lý và xã hội đô thị của Seoul và sông Hàn có nhiều khía cạnh tương đồng với Hà Nội và sông Hồng. Với những kinh nghiệm, bài học, không chỉ thành công mà còn cả những thất bại, dự án đã đưa ra
Với phạm vi không gian nghiên cứu là khu vực hai bờ sông Hồng đoạn từ cầu Long Biên đến cầu Thăng Long (chiều dài khoảng 11km, diện tích khoảng 3.000ha) mục đích của dự án KSP là đề xuất những chiến lược để chỉnh trang và phát triển hai bên bờ sông Hồng, đưa ra phương hướng quy hoạch và quản lý cảnh quan của khu vực triển khai dự án cũng như đề xuất triển khai các dự án cụ thể tiếp theo nhằm hướng tới sự phát triển cân bằng, phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung của TP Hà Nội.
các vấn đề, tư vấn và được kỳ vọng sẽ đề xuất được một chiến lược xây dựng đô thị mới và hồi sinh đô thị cũ xung quanh hai bờ sông Hồng. Quy hoạch chống ngập, chống lũ tuy không phải là nội dung chính nhưng các chuyên gia cũng đã đưa thêm kinh nghiệm với sông Hàn vào dự án như nạo vét, xử lý nước thải, xây dựng đập tràn, đường cao tốc... 

Sau thời kỳ phát triển ồ ạt trong những năm 1960 - 1980, Hàn Quốc đã thực hiện “Phục hưng sông Hàn” - khôi phục sông Hàn với mục đích bảo tồn những giá trị, sự nguyên bản của sông Hàn. Qua đó, kết nối các khu đô thị, các dải công viên, cây xanh giữa bờ bắc với bờ nam sông Hàn. Về phát triển đô thị mới, tại khu vực hai bên sông Hàn có khu đô thị mới sông Hàn, trước đây được xây dựng với mục đích dãn dân, nhưng sau này tỷ lệ công viên, cây xanh đã được đưa vào nhiều hơn. Khu đô thị Gwanggyo là khu có tỷ lệ cây xanh cao và tự lập về việc làm khi thu hút được các khu công nghệ cao, khu hành chính, người dân có thể làm việc ngay tại  khu đô thị này mà không cần phải di chuyển sang khu vực khác để làm việc. Khu đô thị Song Do là khu được đánh giá có cảnh quan tốt nhất của Hàn Quốc. 

Tại sông Hồng, có những khu vực phát triển đô thị mới nhưng cũng có những khu vực tái thiết đô thị cũ. Cả trong câu chuyện tái thiết và phát triển khu đô thị mới, Hàn Quốc đã có kinh nghiệm và cả những sai lầm, đặc biệt là sự xem nhẹ yếu tố môi trường sống, quá tập trung vào lợi ích kinh tế. Những sai lầm đã được phía Hàn Quốc chỉ rõ trong dự án KSP với mong muốn Việt Nam sẽ “đi tắt, đón đầu”, không lặp lại những vấn đề mà Hàn Quốc đã phải trải qua. 

Phát triển khu vực Tàm Xá – tính khả thi cao

Qua khảo sát thực địa tại khu vực dự án và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phân khu sông Hồng, báo
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang hoàn thiện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) thuộc địa giới hành chính của 13 quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm. Diện tích nghiên cứu là 10.988ha. Quy hoạch này đang trong quá trình lấy ý kiến để báo cáo UBND TP trong năm 2015.  
cáo chia khu vực dự án thành 4 zone (khu) để phân tích tiềm năng và vấn đề cần giải quyết gồm: Yên Phụ, Bắc Cầu, Tàm Xá, Hải Bối. Dự án đặc biệt quan tâm đến các tài nguyên của khu vực như sông, cầu, các di tích lịch sử... Các chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra tiềm năng và các vấn đề đang gặp phải của các khu nằm trong nghiên cứu, điểm mạnh - điểm yếu và các bài toán quy hoạch. Theo đó, bài toán quy hoạch và chiến lược được dự án cụ thể hóa bằng quy hoạch sử dụng đất. Phía Hàn Quốc cho rằng, vấn đề cấp thiết là phải xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, quy hoạch bảo tồn công trình có giá trị lịch sử, kiến trúc, cảnh quan tự nhiên. Bài toán cuối cùng là xây dựng các không gian cộng đồng để có được xã hội thị dân phát triển bền vững. 

Zone 1 khu vực Yên Phụ là rất quan trọng với mục tiêu tái thiết. Còn Zone 4, khu vực Tàm Xá là khu vực phát triển đô thị mới. Khai thác khu vực Tàm Xá là dự án được phía Hàn Quốc đánh giá có tính khả thi cao nhất trong các dự án đã được đề xuất. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm với nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu và triển khai các đồ án quy hoạch liên quan đến khu vực sông Hồng đã đánh giá cao việc chọn lựa khu vực để triển khai nghiên cứu của dự án KSP. Ông Nghiêm cũng cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến khu vực Tàm Xá. 

Về hướng dẫn quy hoạch tái thiết, vấn đề chưa đề cập cụ thể trong quy hoạch phân khu sông Hồng, phía Hàn Quốc đề xuất xây dựng các tuyến đường chính, tuyến đường biểu trưng của khu vực dân cư. Khu vực không gian cộng đồng, không gian công cộng được bố trí ở cuối phân khu, gần tuyến đường chính, có thể làm tuyến đường đi bộ. Đối với việc xây dựng TP mới, dự án KSP đưa ra 3 yếu tố thành phần, đây là kết quả đã được kết tinh qua mô hình xây dựng thành phố mới ở Hàn Quốc. Đó là mô hình thân thiện với môi trường. Tạo ra sự tiện nghi và thoải mái vì trọng tâm của phát triển TP mới chính là yếu tố con người. 

Hướng tới đô thị sinh thái và tự cung ứng

Hiện nay, HUPI đang được UBND TP Hà Nội giao xác lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Ông Hoàng Long - Giám đốc Trung tâm quy hoạch kiến trúc 4, thuộc HUPI đánh giá, dự án KSP nghiên cứu ở khu vực dân cư đông nhất là khu vực Tây Hồ, rất quan trọng trong nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Hà Nội cũng đã có những nghiên cứu đến việc thoát lũ, các khu vực khai thác được đều nằm trong khu vực hành lang thoát lũ. Tuy  nhiên, trên cơ sở hiện trạng, có rất nhiều dân cư đang sống tại khu vực hành lang thoát lũ. Vấn đề có thể nghiên cứu từ kinh nghiệm của Hàn Quốc để áp dụng đó là việc tái thiết các khu vực cũ. Khu vực này cũng dày đặc các di tích lịch sử, vì vậy việc phát triển mới phải đi đôi với bảo tồn, được đặt là vấn đề rất quan trọng. 

Ông Hoàng Long cho rằng, có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm từ phát triển đô thị của Hàn Quốc, trong đó có việc chuyển đổi từ mô hình ở đơn thuần chuyển sang thế hệ đô thị thứ hai, thứ ba là mô hình đô thị sinh thái thiên nhiên và tự cung ứng được việc làm. Thực tế, khu vực sông Hồng và các đô thị cũ thiếu mất sự liên kết với các đô thị mới. Theo cách làm quy hoạch hiện nay, thay vì chỉ dành sự quan tâm đặc biệt cho các yếu tố cảnh quan, sẽ xây dựng thêm các khu vực đô thị tạo sự kết nối giữa đô thị cũ với đô thị mới, làm sống lại khu vực bờ sông.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần