Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quý ông nên làm gì khi vợ mang bầu?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một khi đôi vợ chồng son có thêm đứa con thì việc ảnh hưởng đến tài chính, thu nhập là điều không tránh khỏi vì nuôi thêm một người.

KTĐT - Một khi đôi vợ chồng son có thêm đứa con thì việc ảnh hưởng đến tài chính, thu nhập là điều không tránh khỏi vì nuôi thêm một người, đặc biệt là trẻ nhỏ rất tốn kém.

Bạn vui mừng khi vợ thông báo bạn sắp được làm bố, nhưng sau đó, bạn sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề trong suốt những tháng vợ mang thai.

1. Giữ thái độ tích cực

Một trong những điều quan trọng nhất một ông bố tương lai có thể làm là luôn có thái độ tích cực, vui vẻ. Sự vui vẻ của bạn sẽ có ảnh hưởng tốt đến người bạn đời trong thời gian mang thai và cũng sẽ tốt cho đứa con yêu đang trong bụng mẹ.

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có vẻ đẹp riêng và chỉ có thời gian này họ mới có được nét đẹp đó, vì vậy, các ông bố đừng ngại ngần hay tiếc lời khen để động viên chị em. Tuy nhiên, đôi khi, người phụ nữ có thể phàn nàn rằng họ thấy mình béo lên hoặc kém hấp dẫn, những lúc này bạn đừng có hùa theo, thay vào đó bạn hãy nói trông họ vẫn rất tuyệt vời! Đây là cách "khích tướng" hữu hiệu của các ông chồng khi vợ mang bầu.

2. Là người hỗ trợ kịp thời

Khi mang thai, người phụ nữ thường thay đổi tâm tính và họ cũng khó nhọc hơn khi làm một số việc. Vậy nhiệm vụ của các ông chồng là trở thành người "cứu trợ" khẩn cấp và kịp thời. Hãy tâm sự với vợ để cô ấy chia sẻ tâm trạng của mình. 
 

Trong những trường hợp cô ấy cần giúp đỡ như bê vác nặng, bạn đừng có lảng tránh. Bạn nên bỏ chút thời gian giúp bà bầu làm việc nhà.

3. Trao đổi với vợ về chức năng làm bố mẹ

Khi vợ mang bầu, vợ chồng bạn đừng ngại ngần cùng nhau trao đổi những vấn đề khi gia đình có thêm thành viên. Hai bạn cũng có thể thẳng thắn nói là bố mẹ phải làm thế nào? Bố mẹ nên hoặc không nên làm gì?

4. Lo toan vấn đề tài chính

Một khi đôi vợ chồng son có thêm đứa con thì việc ảnh hưởng đến tài chính, thu nhập là điều không tránh khỏi vì nuôi thêm một người, đặc biệt là trẻ nhỏ rất tốn kém.

Đến thời gian này, bạn phải tính toán một tháng hai vợ chồng chi tiêu hết bao nhiều và nếu có thêm em bé thì sẽ thế nào? Và điều quan trọng, bạn phải có kế hoạch tiết kiệm để dành tiền chi trả cho việc sinh em bé, chăm sóc và nuôi dưỡng em bé sau này.

5. Tham gia một số cuộc hội thảo tiền sinh sản

Những cuộc hội thảo các vế đề tiền sinh sản rất có ích cho bạn. Nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách chăm sóc các bà bầu, vấn đề dinh dưỡng, đi lại, kiêng khem…cũng như một số vấn đề khác về chăm sóc trẻ nhỏ sau này. Vì vậy, dù hơi ngại một chút khi đến những nơi hầu như toàn chị em phụ nữ, nhưng bạn vẫn nên đến. 

Ngoài ra, khi vợ đi khám định kỳ, bạn hãy dành thời gian chở vợ đi. Hành động này của bạn không chỉ thể hiện sự quan tâm đến mẹ con cô ấy mà còn giúp bạn có thể thấy hình ảnh và quá trình phát triển của thai nhi cũng như nghe một số lời khuyên của bác sỹ.

6. Chuẩn bị phòng cho em bé

Em bé ra đời cũng cần một không gian riêng biệt. Bạn hãy sắp xếp một chỗ trong ngôi nhà để sẵn sàng chào đón sự chào đời của bé yêu. Không gian dành riêng cho bé gồm có chỗ cho bé ngủ, chỗ chơi và chỗ để mẹ phơi đồ cho bé.

7. Quan tâm đến bà bầu

Phụ nữ mang thai thường cần một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như một số chất khác hỗ trợ cho thai nhi như sắt, axit folic, canxi… và điều lưu ý, họ thường ăn nhiều hơn, một ngày có người còn ăn tới 6 bữa nhỏ. Bạn đừng cằn nhằn hay phản đối, thay vào đó hãy cùng ăn với vợ để cô ấy có thêm cảm hứng và thỉnh thoảng hãy dành thời gian mua những món bồi dưỡng thêm cho cô ấy. 

Trong thời gian mang thai, phụ nữ cũng bắt đầu có kế hoạch đi bộ. Quá trình đi bộ không chỉ tốt cho người mẹ mà còn tốt cho thai nhi. Nhiệm vụ của bạn là đi theo bảo vệ và trò chuyện cùng vợ.