Để phòng chống các dịch bệnh đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (tả, cúm A/H5N1, H1N1...), đặc biệt là bệnh tay chân miệng đang bùng phát và có nguy cơ lan trên diện rộng, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra lời khuyên thiết thực là luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Theo Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế đã tiến hành điều tra "Sự thay đổi kiến thức và hành vi liên quan đến rửa tay bằng xà phòng" tại 15 xã thuộc 5 tỉnh có can thiệp truyền thông (từ tháng 6-7/2011) là: tại các huyện của Hà Tây (cũ), Hà Nam, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Với mục đích là đánh giá hiệu quả can thiệp của dự án "Nâng cao sức khoẻ cộng đồng" do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam hỗ trợ.
Tại đây, các nghiên cứu viên đã tiến hành quan sát hành vi rửa tay của 390 trẻ em từ 6-15 tuổi, 390 người từ 16-60 tuổi và 390 bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại hộ gia đình; ngoài ra còn quan sát hiện trạng nguồn nước, khu vực rửa tay, xà phòng, công trình vệ sinh... của các hộ gia đình và nơi công động được điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ học sinh biết cần phải rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau tiểu tiện và đại tiện ở cuối kỳ đã tăng 46,7% so với kỳ đầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng tương ứng ở nhóm trưởng thành là 39%; tỷ lệ học sinh thực hành rửa tay xà phòng trước khi ăn tăng 49%; còn ở nhóm trưởng thành tăng 48,7%; sau khi đi đại tiện của cả hai nhóm này cũng đã tăng lên 63,2% và 69,8%.
Tuy nhiên kết quả điều tra đã chỉ ra tỷ lệ trẻ rửa tay xà phòng sau khi tiểu tiện ở nhóm học sinh vẫn còn thấp ở cả hai nhóm học sinh và trưởng thành là 15,8%. Nhưng kết quả điều tra cuối kỳ ở các bà mẹ ở cuối kỳ đã rửa tay xà phòng trước khi cho trẻ ăn, cao hơn đáng kể so với đầu kỳ (2,6%).
Tại thời điểm sau khi lau rửa đít cho trẻ ở điều tra cuối kỳ tăng 56,3% so với đầu kỳ. Tỷ lệ bà mẹ rửa tay xà phòng sau khi dọn, đổ phân của trẻ cũng đã tăng lên rất đáng kể ở cuối kỳ so với đầu kỳ là 74%.
Với lợi ích của việc rửa tay với xà phòng là một việc làm tưởng như rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, nhưng trên thực tế số người thường xuyên thực hiện còn rất thấp. Theo WHO, việc rửa tay với xà phòng, hoạt động này sẽ hướng các em có những thay đổi về nhận thức và hành vi đối với việc thường xuyên rửa tay với xà phòng.