KTĐT - Thoa xà bông hoặc nước rửa tay, sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau, bao gồm cả phần cổ tay, mặt sau bàn tay, giữa các ngón tay.
Rửa tay có thể giảm 80% nguy cơ mắc bệnh và trên 50% nguy cơ bị tiêu chảy, 1/3 các bệnh đường hô hấp. Đối với trẻ em, tạo cho các em có thói quen rửa tay là một việc rất quan trọng.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, trung bình toàn cầu có khoảng 5.000 trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong có liên quan đến bệnh tiêu chảy. Nếu duy trì cho các em có thói quen rửa tay trước (sau) khi ăn và đi vệ sinh, có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh này.
Phương pháp rửa tay:
Làm ướt tay bằng nước máy.
Thoa xà bông hoặc nước rửa tay, sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau, bao gồm cả phần cổ tay, mặt sau bàn tay, giữa các ngón tay.
Dùng nước máy rửa lại tay thật sạch.
Lau khô tay bằng khăn sạch sử dụng máy sấy không khí hoặc để tay khô tự nhiên.
Khi nào nên rửa tay:
Ngoài việc cần rửa tay trước khi (sau) khi ăn cơm và đi vệ sinh, bạn cũng nên rửa tay trong các trường hợp dưới đây:
Trước khi:
- Đeo (hoặc tháo) kính áp tròng, uống thuốc, điều trị vết thương hở.
- Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, phải rửa tay trước khi chơi hay bón thức ăn cho trẻ.
Sau khi:
- Chơi thể thao ngoài trời.
- Đến các siêu thị hoặc trung tâm mua sắm.
- Đi xe buýt, tiếp xúc với người lạ.
- Tiếp xúc với các đồ vật công cộng như tay vịn cầu thang, các nút trong thang máy, điện thoại công cộng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.