Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sau 25 năm, B-52 lại xuất kích ở Trung Đông

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sự kiện quân đội Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 ở Iraq trong hoạt động chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đánh dấu sự trở lại của 'pháo đài bay" tại Trung Đông sau 25 năm.

Theo phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Mỹ ở Trung Đông Stephen Warren, máy bay B-52 đã thực hiện nhiệm vụ đánh bom các kho vũ khí ở khu vực Kayar, Iraq từ hôm 19/4. Ông Warren cũng cho biết, B-52 sẽ tiến hành "những đòn không kích trọng điểm" trên sân khấu chiến sự này suốt 20 tháng qua.
Sau hơn 25 năm, pháo đài bay B-52 lại xuất kích ở một chiến địa thuộc Trung Đông.
Sau hơn 25 năm, pháo đài bay B-52 lại xuất kích ở một chiến địa thuộc Trung Đông.
B-52 là tàu sân bay ném bom-tên lửa chiến lược đa năng hạng nặng xuyên lục địa thế hệ thứ hai phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1955. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh hơn 25 năm trước, Không lực Mỹ bố trí máy bay ném bom tầm xa B-52 ở Trung Đông để thực hiện các cuộc tấn công vào IS ở Iraq và Syria. 

Có lẽ sau những đòn tấn công phủ đầu mà không quân Nga thực hiện tại Syria khiến lực lượng IS tại đây bị suy yếu nghiêm trọng, Mỹ đã buộc phải điều B-52 tới Iraq để lấy lại thể diện. Trước đó, ngay trong nội bộ nước Mỹ đã có nhiều tranh luận về sự "lép vế" của không lực nước này tại Trung Đông. 
Trinh sát cơ Il20 khiến cường quốc quân sự như Mỹ phải ghen tị.
Trinh sát cơ IL-20 khiến cường quốc quân sự như Mỹ phải ghen tị.
Theo cựu binh Lục quân Mỹ Kettlin Patterson, đầu tư quy mô lớn được Moscow dành cho chương trình hiện đại hóa quân sự đã khiến cả thế giới phải ghen tị với kho vũ khí của Nga. Trong đó phải kể đến các loại chiến đấu cơ tối tân và đa dụng đã thể hiện sự ưu việt của mình tại Syria như máy bay trinh sát IL-20 phục vụ đánh chặn vô tuyến và quét sóng đối phương. 
Máy bay toàn năng TU
Máy bay toàn năng Tu-214R của không quân Nga.
Ngoài ra còn có "máy bay toàn năng" Tu-214R với hệ thống trinh sát điện tử (ELINT) và kỹ thuật vô tuyến điện (SIGINT) cho phép bắt các tín hiệu từ thiết bị liên lạc di động, máy bay và xe quân sự.
Theo Phó trưởng Ban chỉ huy Điều khiển học Lực lượng Vũ trang Mỹ Ronald Pontius, các máy bay trinh sát Nga là mối đe dọa cho nước Mỹ, Washington không thể theo kịp tốc độ phát triển của chúng. Đồng thời khẳng định, nước Mỹ đã mất quá nhiều thời gian vì sa lầy trong loạt cuộc xung đột từ Iraq đến Afghanistan nên xao nhãng việc phát triển phương tiện chiến tranh điện tử, vốn cấp thiết cho cuộc chiến thông thường với các cường quốc như Nga hay Trung Quốc.