Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sau cổ phần hóa, vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn “sợ” về SCIC?

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dù cổ phần hóa (CPH) mang lại nhiều lợi ích nhưng tiến độ vẫn chậm, nhiều đơn vị sau CPH vẫn chậm bàn giao về SCIC.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính, nguyên nhân là do người đứng đầu DN còn e ngại khi về SCIC sẽ tiến hành quản lý theo mô hình DN, công khai minh bạch theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu vẫn còn luyến tiếc về đơn vị mà mình đã quản lý.
Ông có đánh giá gì về hiệu quả hoạt động của các DNNN sau khi được cổ phần hóa?
Phần lớn các DN sau CPH đều có kết quả hoạt động tốt hơn trên nhiều mặt về doanh thu, lợi nhuận, quyền lợi cho người lao động… Quan trọng nhất là DNđã đổi mới được quản trị, tăng tính tự chủ, linh hoạt trong hoạt động, đặc biệt là vấn đề công kha i minh bạch thông tin.
Ví dụ, PVPower lúc CPH khả năng huy động vốn của DN có hạn nhưng sau CPH, DN đã có định hướng để huy động thêm vốn theo nhiều kênh nhờ quản trị có sự đổi mới, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh khả quan. Việc tiếp cận vay vốn trong và ngoài nước với chi phí hợp lý là khả quan, hiệu quả cao như phát hành trái phiếu, tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi của các quỹ xã hội... Đó là một trong những động lực làm cho DN có quy mô lớn hơn. Vừa qua, PVPower đã được Chính phủ giao triển khai tiếp hai dự án nhiệt điện: Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4. Khả năng PVPower sẽ hoàn thành tiến độ sớm đưa dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia vào năm 2021 - 2022.
Ngoài ra, nhiều cái tên như Petrolimex, Vinamilk, PV gas, Vietnamairline…cũng là những điển hình hoạt động hiệu quả sau CPH.
Dù CPH mang lại nhiều lợi ích nhưng tiến độ CPH vẫn chậm. Vì sao, thưa ông?
Có 3 vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Một là thể chế, hai là thị trường và ba là tổ chức thực hiện và thay đổi nhận thức. Về thể chế và thị trường, thời gian qua, các chính sách đã có những thay đổi phù hợp, tháo gỡ các nút thắt CPH. TTCK phục hồi và khá hấp dẫn dòng vốn ngoạ.
Nút thắt cần gỡ nhất của CPH hiện nay là tổ chức thực hiện và quyết tâm thay đổi nhận thức của người đứng đầu DN. Hiện, tính kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của DN và lãnh đạo DN chưa được thực hiện nghiêm. Còn sự nhận thức e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi CPH “bình mới, rượu mới”; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá; tư tưởng yên vị vẫn còn đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới. Ngoài ra,tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ khi thực hiện quy trình mới chặt chẽ, công khai minh bạch, rõ ràng hơn và phải có nhiều bước đi hơn gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu DN, cơ quan.
Vậy, theo ông đâu là giải pháp căn cơ để đẩy nhanh tiến độ CPH?
Theo tôi, quan trọng nhất là cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát lẫn chế tài đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu DN. Đặc biệt, đơn vị nào làm chậm phải có nhắc nhở, kiểm điểm. Trường hợp danh mục thoái vốn cơ quan, DN đã đăng ký năm 2017, 2018 không làm được thì cần mạnh dạn chuyển về SCIC.
 PVPower- một điển hình hoạt động hiệu quả sau CPH
Tới đây, tại Hội nghị đổi mới cơ cấu lại DNNN, khâu tổ chức thực hiện CPH gắn với các chế tài, trách nhiệm đối với người đứng đầu DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu; đồng thời đẩy mạnh việc công khai, minh bạch về lộ trình, tiến độ, kết quả và trách nhiệm người thực hiện. Lộ trình đó có giải pháp rõ ràng sẽ đảm bảo tiến độ cổ phần hóa tại các DNNN.
Vừa qua số lượng DN CPH phải chuyển về SCIC chiếm tỷ lệ rất thấp so với mục tiêu đề ra, theo ông nguyên nhân do đâu?
Việc bàn giao các DN sau CPH về SCIC còn chậm, đặc biệt giai đoạn 2016 - 2017, danh mục là 62 DN bàn giao nhưng thực tế chỉ bàn giao được 37 DN. Trong 8 tháng đầu năm nay mới có 4 DN được bàn giao.
Nguyên nhân ở đây là vấn đề e ngại của người đứng đầu DN. Họ sợ về tổ chức DN lúc đó sẽ tiến hành quản lý theo mô hình DN, công khai minh bạch theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó là sự quyết tâm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Có thể thấy vẫn còn sự luyến tiếc về đơn vị mà mình đã quản lý dẫn đến một số cơ quan ngại bàn giao và lấy nhiều lý do khác nhau để trì hoãn.
Bên cạnh đó, khi thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, một số cơ quan còn tư tưởng đợi Ủy ban hoạt động để về đây cho tương xứng với vị trí của mình thay vì về SCIC. Tuy nhiên việc này đã được Bộ Chính trị, Chính phủ công bố rõ, danh mục về Ủy ban là 19 tập đoàn, tổng công ty trong đó có SCIC.
Xin cảm ơn ông!