Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sẽ đảm bảo nhu cầu làm việc cho nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việt Nam đang trong quá trình cụ thể hóa các chính sách dành cho KH&CN, trong đó nhu cầu làm việc của nhà khoa học trong nước và chuyên gia nước ngoài sẽ được đáp ứng thấp nhấp cũng sẽ ở mức tối thiểu.

Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ KH&CN tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của Quỹ giáo dục Việt Nam - VEF vừa diễn ra tại Mỹ.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh, trong phát triển KH&CN, nguồn nhân lực là quan trọng không chỉ cho khoa học mà cho cả sự phát triển của một quốc gia. Với việc hội nhập quốc tế sâu rộng đặc biệt là những thách thức khi gia nhập TPP, Việt Nam rất cần những nhà khoa học giỏi đã học tập và làm việc ở những nước phát triển về làm việc và cống hiến cho đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quân tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của VEF
Bộ trưởng Nguyễn Quân tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của VEF
Những nhà khoa học này cũng được xem là nhân tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ mới của Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành và phát triển các Viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ khu vực và quốc tế, Bộ trưởng nói.

Cũng theo tư lệnh ngành KH&CN, để tạo một môi trường học thuật tiên tiến và điều kiện làm việc ưu đãi để thu hút các nhà khoa học trình độ cao đã được đào tạo tại các nước phát triển, Bộ KH&CN đã trình Quốc hội và Chính phủ ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.

Hiện tại, Bộ KH&CN đang phối hợp với các bộ, ngành cụ thể hoá các cơ chế chính sách này và hy vọng trong thời gian sớm nhất sẽ đáp ứng được nhu cầu làm việc tối thiểu cho các nhà khoa học người Việt và chuyên gia nước ngoài", Bộ trưởng chia sẻ.

Lời cam kết của Bộ trưởng Nguyễn Quân được đưa ra rất đúng thời điểm khi thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến của các nhà khoa học Việt ở nước ngoài cho rằng môi trường làm việc không chuyên nghiệp là lý do chính ngăn cản họ quay về cống hiến cho tổ quốc.

VEF là quỹ giáo dục được khởi xướng năm 2003 thông qua một đạo luật của Quốc hội Mỹ với mục đích cấp học bổng cho sinh viên từ Việt Nam sang Mỹ theo học cấp thạc sỹ, tiến sỹ và đưa các giáo sư, học giả Việt và Mỹ đến nghiên cứu, giảng dạy tại các đại học của hai quốc gia. Tính cho tới năm 2018, Quốc hội Mỹ sẽ dành ngân sách 5 triệu USD cho quỹ này.