Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ cho sinh viên

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 10/12, tại Hà Nội, TVHUB và Capella Vietnam phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Iangel tổ chức sự kiện Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ giao lưu cùng sinh viên.

 Các CEO thành đạt chia sẻ với sinh viên tại chương trình. 

Chương trình Shark Tank Việt Nam có những nhà đầu tư chính là những doanh nhân thành đạt, đứng đầu những doanh nghiệp lớn, nhiều kinh nghiệm thành công trên thương trường. Sự kiện có sự góp mặt của ông Nguyễn Xuân Phú - Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse; Ông Trần Anh Vương - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings; ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốm Công CP Giáo dục Egrouup; Bà Thái Văn Linh - Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital; ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP… là những “cá mập” trong chương trình giao lưu cùng sinh viên - Biến khát vọng thành hiện thực.
Sự kiện được chia làm 2 phần: Biến khát vọng thành hiện thực, Bí quyết gọi vốn thành công. Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ là một chương trình truyền hình thực tế về đầu tư khởi nghiệp, với mục đích kết nối giới đầu tư mạo hiểm (Shark) với những công ty khởi nghiệp (StartUp). Các StartUp sẽ đến từ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Được biết, Shark Tank là chương trình truyền hình thực tế giống The Voice, nhưng dành riêng cho các StartUp Việt Nam. Chương trình truyền hình này được đầu tư 70 tỷ đồng, được mua bản quyền từ hãng Sony Picture, với mục đích kết nối giới đầu tư mạo hiểm (Shark) với những công ty khởi nghiệp (StartUp).

Theo chương trình nguyên mẫu, các StartUp có thể đàm phán hợp đồng ngay trên sân khấu nếu một người trong số các cá mập cảm thấy hứng thú. Khoản tiền đầu tư cho các dự án trong chương trình hoàn toàn là tiền của các cá mập.

Chương trình đã có mặt ở 40 quốc gia và thu hút 300 triệu lượt xem trên toàn thế giới, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm vô cùng lớn đối với các StartUp. Tại Mỹ, Shark Tank nhận được 250 ngàn đơn đăng ký tham gia mỗi mùa và tỷ lệ các vụ thương thuyết thành công là 48%. Việt Nam là quốc gia thứ 41 thực hiện chương trình, càng có ý nghĩa hơn khi năm 2017 Chính phủ phát động là năm Quốc gia khởi nghiệp.
Các sinh viên hào hứng với chương trình.
Tại sự kiện, ông Nguyến Xuân Phú cho rằng, khát vọng có thể không đúng với thực tế, câu chuyện kinh doanh của bản thân bắt đầu từ những ngày sinh viên, là thời điểm mang lại kiến thức lớn nhất. Kinh doanh mặt hàng là đồ gia dụng đcngười anh trai gửi về từ Nga, nhờ vậy đã tiếp cận với thương mại tại các chợ Đồng Xuân, chợ Trời... khi mới 17 tuổi. Lúc đó, mang cho mình trải nghiệm lớn nhất trong cuộc đời về việc phải chịu trách nhiệm, phải căn cơ tính toán.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công CP Giáo dục Egroup đã phải dừng việc học ở năm nhất, và cho biết sẽ dừng kinh doanh ở tuổi 48, dùng quãng thời gian còn lại để trở thành nhà đầu tư, để chia sẻ và khởi nghiệp cùng các StartUp.Bởi, Công ty đang hợp tác với các tập đoàn nước ngoài để đưa hệ thống giáo dục tiên tiến vào Việt Nam.

Còn người có số thương vụ đầu tư nhiều nhấtvừa qua, ông Trần Anh Vương - Tổng Giám đốc Công ty CP SAM Holdings chia sẻ, 4 năm ra trường chẳng học được gì cả, “gia đình ruồng bỏ và xã hội không thừa nhận” thì chỉ mong muốn có được việc làm thôi. Trong quá trình đi học tôi đã trở thành con nợ rất lớn, vay bạn bè 5 chỉ vàng để tổ chức bán vé các chương trình nghệ thuật, tổ chức sự kiện... nhưng sau tích lũy mới có được thành công như ngày nay. “Phần định giá bay bổng chính là khát vọng. Khát vọng không được định giá bởi đó là căn cứ để nhà đầu tư quyết định cho khát vọng khi mà bạn đang lỗ”, vị này chia sẻ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần