Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

S&P cảnh báo hạ xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 18/9, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã cảnh báo khả năng hạ chỉ số xếp hạng tín dụng dài hạn của Bồ Đào Nha (hiện đang ở mức BB) sau khi nước này không đạt được các mục tiêu tài chính như cam kết trong thỏa thuận nhận gói cứu trợ của "bộ ba" chủ nợ là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Kinhtedothi - Ngày 18/9, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã cảnh báo khả năng hạ chỉ số xếp hạng tín dụng dài hạn của Bồ Đào Nha (hiện đang ở mức BB) sau khi nước này không đạt được các mục tiêu tài chính như cam kết trong thỏa thuận nhận gói cứu trợ của "bộ ba" chủ nợ là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

 
Ảnh minh họa. (Nguồn: sloveniatimes.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: sloveniatimes.com)

Cảnh báo trên của S&P được đưa ra trong bối cảnh các kiểm toán viên của IMF, EC và ECB đang có mặt tại Lisbon để đánh giá về những tiến triển trong việc triển khai thỏa thuận của gói cứu trợ 78 tỷ euro và xem xét về khả năng giải ngân tiếp khoản vay trị giá 5,5 tỷ euro cho nước này.

Theo đánh giá của S&P, Bồ Đào Nha khó có khả năng đạt được các mục tiêu tài chính đã cam kết và có thể cần gói cứu trợ thứ hai sau khi chương trình cứu trợ hiện tại hết hạn vào tháng 6/2014.

Nguyên nhân chủ yếu là do những "trở ngại" về mặt pháp lý từ những quyết định của Tòa án Hiến pháp, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự đoán và căng thẳng chính trị gia tăng tại nước này.

Tháng 4/2013, Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha đã bác bỏ một loạt cải cách của chính phủ và tháng Tám vừa qua lại tiếp tục bác bỏ một dự luật cho phép cắt giảm nhân sự khu vực công.

Các quyết định này của Tòa án đã làm gia tăng mối lo ngại về việc tuân thủ các thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề nợ công mà Bồ Đào Nha đã ký với IMF và EU.

Kinh tế Bồ Đào Nha đã kết thúc giai đoạn suy thoái kéo dài liên tục trong hai năm. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 2 vừa qua giảm xuống còn 16,4% so với 17,7% trong quí 1. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế 1,1% trong quý 2 vẫn thấp hơn dự đoán.

Trước đó, Chính phủ Bồ Đào Nha đã đề nghị được giãn mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách năm 2014, nâng từ mức 4% lên 4,5% GDP. Nhưng khác với hai lần trước, đề xuất lần này của Lisbon có khả năng bị "bộ ba" chủ nợ bác bỏ.