Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sức hấp dẫn của nghề “tự do”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vài năm trở lại đây, Freelance (nghề tự do) đang trở thành xu hướng lựa chọn việc làm của những người trẻ, với sự thoải mái, không ràng buộc và thỏa sức sáng tạo.

Freelance được hiểu là việc làm tự do và những người hoạt động trong lĩnh vực này gọi là Freelancer. Họ tự cung cấp những dịch vụ có thu phí và không bị ràng buộc bởi mối quan hệ lâu dài với cá nhân, tổ chức nào.

Cách nhìn về Freelance còn trở nên độc đáo, xuất phát từ cảm nhận của Trần Tuấn Anh (1991, cựu SV trường ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh, làm Marketing): “Freelance là một phong cách làm việc, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống”.

Theo Tuấn Anh, làm tự do không phải là để khảo nghiệm thứ mình thích, mà thường phải biết rõ công việc bản thân muốn gắn bó, kỹ năng và kiến thức để đáp ứng được, tính cách bản thân liệu có phù hợp với nghề nghiệp ta theo đuổi...
Nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chọn "nghề tự do" (freelance) để tận hưởng sự thoải mái và sáng tạo. (ảnh minh họa)
Nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chọn "nghề tự do" (freelance) để tận hưởng sự thoải mái và sáng tạo. (ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, các công việc thuộc Freelance rất đa dạng, nhưng tập trung vào hai nhóm nghề chính: nhóm đòi hỏi sự đào tạo bài bản chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm, như tư vấn luật, tư vấn thành lập - tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, bác sỹ, dịch thuật, lập trình, IT... nhóm thiên về sáng tạo như sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình, tổ chức sự kiện, nhiếp ảnh gia, thiết kế (đồ họa, nội thất, thời trang,..), kiến trúc sư, stylist, viết báo, PR, copywriter...

Sau một thời gian làm việc cố định tại một công ty, anh Trần Trường Giang (1987, làm game di động) đã bỏ và lập một đội ở nhà: “Mình thích làm việc tự do. Và trên hết, Giang muốn tạo ra những thứ bản thân thích, mang dấu ấn riêng của riêng mình.

Nhưng làm việc freelance cũng không thể giàu có trong thời gian ngắn. Tuấn Anh nói: “Nếu ai đó theo đuổi sự giàu có từ lúc đầu thì sẽ không trụ và thỏa mãn được với công việc tự do. Bởi thời gian đầu tiên, Freelancer thường chú trọng vào việc xây dựng hồ sơ, kinh nghiệm cá nhân, nên tài chính sẽ không rủng rỉnh”.

Bên cạnh đó, làm tự do còn có khả năng mở mang các mối quan hệ khi trực tiếp làm việc với khách hàng. Chính những người này cũng trở thành cầu nối để tìm đến các cơ hội, dự án khác.

Theo anh Giang, Tuấn Anh, làm tự do thường xuyên phải lên kế hoạch trước, để đảm bảo cho việc quản lý thời gian và nguồn lực của bản thân được tốt. “Không những vậy, còn phải luyện dần cho mình tầm nhìn rộng về công việc, con đường bản thân đi, tập phán đoán dần. Ngoài các lợi ích mang tính lợi nhuận, phải nhìn nhận được những lợi ích tiềm năng khác như khách hàng, thương hiệu...và cả tác hại, rủi ro có thể xảy ra...”, Tuấn Anh nói.

Freelance cũng trở thành cơ hội việc làm cho những sinh viên nhiệt tình, đam mê công việc và mong muốn học hỏi kinh nghiệm. Tuấn Anh tham gia dự án khởi nghiệp từ năm ba và cho đến năm cuối đại học đã làm marketing ở một công ty cung cấp giải pháp nhân sự cho doanh nghiệp và Unilever. “Tuy rằng không gắn bó lâu dài nhưng với sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp nên mình đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho con đường sau này”.

Còn Long (sinh viên năm cuối trường ĐH Bách khoa Hà Nội), “thay vì ở nhà chơi game, thì mình tranh thủ thời gian đó đi làm tự do”. Không quan tâm đến thu nhập, tài chính, cũng vì vậy mà Long được trải nghiệm sự thú vị của quá trình làm việc, đồng thời cũng trau dồi cho bản thân kiến thức, kỹ năng về nhiều vị trí công việc khác nhau: quản lý dự án, tổ chức sự kiện, kĩ thuật...

Nếu làm việc cố định trong công ty sẽ rất gò bó và hạn chế sự sáng tạo. Bên cạnh đó, nhận thấy thị trường ứng dụng hiện nay trên smartphone và các thiết bị di động khác đang rất phát triển và sôi động, Giang muốn tách ra và thử sức mình, ghi dấu ấn riêng trên các kho ứng dụng nổi tiếng”.

Đối với người thuộc ngành nghề sáng tạo như Trọng Hiếu (Sith Zâm, nổi tiếng trong giới thiết kế trẻ) thì sợ nhất ở công việc cố định chính là: “Nhiều lúc không có được tiếng nói bản thân, làm những thứ mình không thích”.

Cũng nhờ sự chủ động và tận dụng được thời gian, mà những người Freelancer thường làm nhiều việc được một lúc. Hiện tại, Tuấn Anh đang làm cộng tác với một chuỗi nhà hàng Nhật Bản và đảm nhiệm các công việc liên quan đến digital marketing (marketing trên internet, di động), lập kế hoạch cho một dự án khởi nghiệp về outsource phần mềm và phát triển dự án kinh doanh riêng.

Anh T (cựu SV trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - thâm niên làm Freelance được 4 năm) cũng đang làm quảng cáo trên Facebook (Facebook advertisement, tư vấn truyền thông xã hội (social media) cho các shop hoặc cá nhân, SEO và thiết kế.
Với Tuấn Anh, “freelance là một phong cách làm việc, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống”.
Với Tuấn Anh, “freelance là một phong cách làm việc, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống”.
Theo ý kiến của anh T, không có sự tự do “tuyệt đối” trong công việc Freelance, như cách nhiều người thường nghĩ: thả sức phát huy sức sáng tạo và điều chỉnh các ý tưởng mà chẳng sợ sếp can thiệp, mà mỗi Freelancer vẫn chịu sự chi phối bởi khách hàng, đối tác. Nhưng có lẽ, thay vì chịu ảnh hưởng từ nhiều bộ phận (sếp, khách hàng) thì người làm tự do chỉ chịu tác động của riêng một đối tượng duy nhất (đối tác).

Thay vì phải “bám trụ” trong một công ty với quá trình công việc lặp lại, theo phân công của sếp, những người làm tự do có thể thay đổi phong cách làm việc, loại hình, tính chất công việc...sau khi cảm thấy chán một dạng công việc nào đấy.

Không chỉ có sự thoải mái trong công việc, một khi đã là freelancer chuyên nghiệp, tài giỏi, có thương hiệu, được tin cậy, việc nắm được những hợp đồng lớn với mức thu nhập rất “khá” hoàn toàn nằm trong tầm tay. Khoản thu nhập lúc ấy, gần như gấp hai, ba lần so với công việc cố định. Mặc dù anh Giang mới làm độc lập được khoảng 1 năm nhưng đã từng có hợp đồng mang lại khoản tiền duy trì bản thân và đồng đội trong thời gian hơn 6 tháng.