Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Syria: Sống trong sợ hãi ở thành trì của IS

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc sống của những thường dân tại thành trì Raqqa, Syria của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng như trở thành “địa ngục” bởi các con đường bị phong tỏa, trên bầu trời không còn nhìn thấy gì ngoài các máy bay chiến đấu.

Các điểm kiểm tra của IS ở khắp mọi nơi. Trường học bị cấm. Ngay cả những thú vui nhỏ nhoi như chocolate, cũng là thứ xa xỉ bởi nhiều người ở đây không làm việc. Đó là cuộc sống hàng ngày dưới thời IS của những người ở Raqqa.
Một chiến binh IS cầm súng đi trên đường phố Raqqa và 3 người vợ mặc áo đen phía sau.
Một chiến binh IS cầm súng đi trên đường phố Raqqa và 3 người vợ mặc áo đen phía sau.
Raqqa, thành phố phía bắc của Syria đã trở thành thành trì của IS kể từ năm 2013.

“Chúng tôi không có cuộc sống”, một phụ nữ 27 tuổi ở Raqqa nói với một nhóm các nhà hoạt động, một trong những nguồn hiếm hoi để lấy được thông tin từ TP miền bắc Syria này.
Một cậu bé đau đớn khi 6 người họ hàng bị thiệt mạng trong một cuộc giao chiến giữa quân đội của chính phủ và quân nổi dậy.
Một cậu bé đau đớn khi 6 người họ hàng bị thiệt mạng trong một cuộc giao chiến giữa quân đội của chính phủ và quân nổi dậy.
Hiện có hàng ngàn thường dân sống trong thành trì của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Họ sống trong sự kìm kẹp của các quy định Hồi giáo cực đoan của IS, không thể thoát ra vì đường giao thông bị cấm vận và phải thật thận trọng với mỗi từ họ viết trên internet. Bởi các hình phạt cho những người vượt ra khỏi các quy định là rất tàn bạo.
Raqqa đã từng là một trong những thành phố tự do nhất của Syria. "Bạn có thể làm bất cứ điều gì (bạn muốn), mặc bất cứ điều gì bạn muốn," một người nói.
Người cha đang bế 2 đứa con chạy trốn khỏi một vụ nổ.
Người cha đang bế 2 đứa con chạy trốn khỏi một vụ nổ.
Sau đó, các chiến binh thánh chiến tràn ngập thành phố vào năm 2013, và áp đặt các đạo luật Hồi giáo cực đoan. Mọi thứ thay đổi nhanh chóng. Phụ nữ bị hạn chế đi một mình và không được để lộ tóc. Hút thuốc cũng bị cấm, rồi sau đó là máy ảnh. Sợ hãi bao trùm thành phố.
Cùng với sự sợ hãi từ các hình phạt bạo lực của IS, người dân ở Raqqa cũng phải chịu một nỗi kinh hoàng trước những quả bom rơi xuống từ bầu trời.

Liên quân do Mỹ dẫn đầu bắt đầu không kích các mục tiêu của IS tại Syria, bao gồm cả Raqqa vào tháng 9/2014. Sau đó, Nga, Pháp và gần đây nhất là Anh cũng gửi các máy bay chiến đấu đến Syria, với nhiều cuộc không kích nhắm vào đầu não của IS.

Một người phụ nữ 27 tuổi, giấu tên vì sợ mất an toàn, cho biết, Raqqa như một thành phố ma. “Tôi không thấy gì cả. Trên bầu trời chỉ có máy bay chực thả bom”

Không quân Pháp, sau vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Paris vào ngày 13/11, đã không kích mạnh vào các trung tâm Máy bay chiến đấu ném bom một trung tâm chỉ huy, một trung tâm tuyển mộ, một cơ sở lưu trữ đạn dược và một trại huấn luyện ở thành phố, theo báo cáo của quân đội Pháp.

Đường phố vắng vẻ và các các chợ ít đông đúc hơn bình thường.
Lá cờ đen của IS tại Raqqa phủ bóng đen sợ hãi lên cuộc sống nơi đây.
Lá cờ đen của IS tại Raqqa phủ bóng đen sợ hãi lên cuộc sống nơi đây.
Nhiều người ở Raqqa nói rằng, họ không muốn sống dưới sự thống trị của IS nhưng không có lựa chọn.
"Những cuộc tấn công nhắm vào Paris, họ có thể nghỉ ngơi trong hòa bình, sau một vài giờ của khủng bố khiến họ bối rối. Nhưng hãy tưởng tượng bạn đang sống dưới sự thống trị của IS trong 2 năm”, một nhà hoạt động ở Raqqa nói.

Ước mơ của họ cũng giống như bất cứ ai khác - sống một cuộc sống "bình thường".

Nhưng ở Raqqa không có trường hoặc các trường đại học hoặc các công việc của chính phủ. Bác sĩ, giáo viên và luật sư đang thất nghiệp vì nếu họ muốn đi làm, việc đầu tiên họ phải làm là tham gia ISIS.

Cuộc sống thiếu thốn khiến chuối hay chocolate bây giờ được cơi là một thứ xa xỉ, còn điện và nước thì cung cấp theo ý muốn của nhóm IS.

"Tôi muốn vào đại học, làm việc và kiếm tiền, làm cho một gia đình và có một đất nước tự do," người phụ nữ 27 tuổi từ Raqqa nói.

"Hãy giúp chúng tôi có được cuộc sống đúng nghĩa", cô khẩn thiết nói.