Tâm thư cho vụ thảm sát New Zealand: "Hãy xem người Hồi giáo như con người"

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc sống và nỗi đau của chúng tôi dường như không quan trọng vì chúng tôi bị coi là công dân hạng hai hoặc "người xấu".

Vụ tấn công tại hai nhà thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch, New Zealand ngày 15/3 đã khiến ít nhất 50 người thiệt mạng. Một lần nữa cộng đồng người Hồi giáo lại trở thành mục tiêu của các vụ tấn công, thảm sát trên toàn cầu. 

Bài viết sau là cảm nhận của Ayesha Hazarika, một nhà bình luận chính trị, nhà văn và cựu cố vấn chính trị người Anh về sự kiện, đăng tải trên CNN ngày 17/3.

Khi tôi thức dậy vào sáng thứ sáu (15/3) trước tin tức về vụ thảm sát tại tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand, tôi cảm thấy mệt mỏi, buồn bã nhưng không hoàn toàn ngạc nhiên. Tôi từng lo sợ loại bạo lực này sẽ diễn ra, dù cuộc thảm sát nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi về quy mô - 50 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Hồi giáo bị sát hại với phương thức máu lạnh và thậm chí được phát, đăng tải trực tiếp trên truyền thông xã hội.

 Thủ tướng New Zealand phát biểu trong ngày "đen tối" của đất nước.

Chứng “bài Hồi giáo” đã gia tăng trong một thời gian. Cộng đồng Hồi giáo bị nhìn nhận tiêu cực kể từ sự kiện 11/9 với thủ phạm thảm họa này là một nhóm khủng bố Hồi giáo.

Tuy nhiên, không có nhóm cộng đồng nào khác bị trừng phạt vì tội lỗi của “một nhóm người trước” theo cách có hệ thống và được chấp nhận như vậy.

Ông chủ Nhà Trắng Donald Trump, đã tìm cách cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Trong khi Thủ tướng Anh và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Vladimir Johnson từng đưa ra những lời đùa xúc phạm phụ nữ Hồi giáo, nói rằng họ trông giống “những hộp thư”.

Các trò chế giễu như kéo khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo, đặc biệt là khi họ đưa con đến trường học chẳng có gì lạ. Hãy tưởng tượng những việc này ảnh hưởng tới những đứa trẻ Hồi giáo, khiến chúng sợ hãi và bối rối ra sao? Chúng tôi vẫn tôn trọng các nhà bình luận cao cấp, những người nói rằng chứng “bài Hồi giáo” không tồn tại và ngụ ý đó là điều cộng đồng Hồi giáo tự chuốc lấy vì những hành vi khủng bố.

Niềm tin rằng tất cả người Hồi giáo bằng cách nào đó có xu hướng bạo lực hoặc khủng bố là nguy hiểm và sai lầm. Hầu hết người Hồi giáo - đặc biệt là người nhập cư luôn bình tĩnh, muốn có một cuộc sống yên tĩnh, yên bình và tránh xa rắc rối. Tôi biết điều này bởi vì tôi là một người Hồi giáo. Chúng tôi không ra ngoài thế giới để gây rắc rối. Chúng tôi không đến để "xâm chiếm"; mà mang tới cuộc sống tốt hơn.

Chúng tôi trông cửa hàng tiện lợi, lái xe taxi, phục vụ ăn đêm muộn hoặc làm việc tại các trung tâm y tế. Chúng tôi phục vụ cộng đồng và giờ, chúng tôi lại trở thành nạn nhân của sự quấy rối, thù hận và khủng bố.

Tấn công - bằng lời nói hay hành động - đối với người Hồi giáo đều có sức nặng như nhau Nhưng xã hội dường như không quan tâm. Cuộc sống và nỗi đau của chúng tôi dường như không quan trọng vì chúng tôi bị coi là công dân hạng hai hoặc "người xấu".

Tôi đã khóc vào ngày 15/3 trên chương trình "CNN Talk". Đó là một ngày đen tối. Nhưng nếu có bất kỳ ánh sáng nào cho “đường hầm” này thì đó là sự rũ bỏ thù hận và hướng tới đoàn kết, lòng tốt. Nếu chúng ta có thể rút ra một bài học từ ngày kinh hoàng tại Christchurch, thì đó là sự cần thiết phải ngăn chặn ghét bỏ này và xem người Hồi giáo là con người.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần