Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tạm xa bảng đen, cô giáo lên phố kiếm việc làm thêm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cô giáo Nguyễn Thị Nga, 28 tuổi, quê Quảng Bình vào TP HCM ngay sau lễ tổng kết năm học ở một trường tiểu học thuộc huyện Quảng Trạch.

KTĐT - Cô giáo Nguyễn Thị Nga, 28 tuổi, quê Quảng Bình vào TP HCM ngay sau lễ tổng kết năm học ở một trường tiểu học thuộc huyện Quảng Trạch. Nhờ có kiến thức nên cô được hãng mỹ phẩm Oriflame nhận làm tư vấn viên. “Lương giáo viên tiểu học chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, nên hai tháng hè được nghỉ, mình tranh thủ vào đây kiếm thêm thu nhập”, chi Nga chia sẻ.

Mùa hè, khi nhiều cán bộ, giáo viên tranh thủ nghỉ xả hơi sau 9 tháng căng thẳng với trường lớp, thì ngược lại có rất nhiều giáo viên, sinh viên và học sinh nghèo lại ngược xuôi về các thành phố lớn để mưu sinh.

Trên nhiều nẻo đường của TP HCM những ngày này, có rất nhiều cô giáo tỉnh lẻ tất tả với công việc bán thời gian. Nhiều thầy cô quê tận Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị… vượt hàng trăm cây số vào thành phố này kiếm thu nhập trong 90 ngày hè.

Tạm xa bảng đen, cô về phố

Cô giáo Nguyễn Thị Nga, 28 tuổi, quê Quảng Bình vào TP HCM ngay sau lễ tổng kết năm học ở một trường tiểu học thuộc huyện Quảng Trạch. Nhờ có kiến thức nên cô được hãng mỹ phẩm Oriflame nhận làm tư vấn viên. “Lương giáo viên tiểu học chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, nên hai tháng hè được nghỉ, mình tranh thủ vào đây kiếm thêm thu nhập”, chi Nga chia sẻ.

Còn chị Phạm Thị Xuân, là giáo viên tiểu học quê Thái Bình đã vượt hơn 1.000 km vào TP HCM. Hiện cô là nhân viên tư vấn của công ty bảo hiểm Daichilife. Kiến thức của một giáo viên cộng với sự tận tụy nên sau hai tuần học nghiệp vụ và sát hạch, bây giờ cô có thể vững vàng với công việc mới, dù chỉ là thời vụ. Chị Xuân cho biết: “Sau hai tháng hè, khi quay lại trường, ngoài giờ lên lớp, mình cũng có thể kiếm thêm thu nhập nhờ tư vấn bảo hiểm”.

Nếu nghề tư vấn bảo hiểm, tư vấn mỹ phẩm hoặc bán hàng, những công việc không đòi hỏi gắt gao về thời gian, nên được nhiều giáo viên quê miền Trung chọn khi vào TP HCM làm thêm trong mùa hè này, thì chị Thanh Hương, nhờ nghiệp vụ là giáo viên mầm non, được Trường mầm non tư thục Hoa Mai, quận Bình Thạnh ký hợp đồng ngắn hạn với mức lương 2,5 triệu một tháng, bao ăn ở. Hằng ngày chăm sóc, dạy bảo học sinh mới ở thành phố, chị Hương lại thương sự thiệt thòi của học sinh quê mình. Ở Quảng Trị, mùa hè học sinh mầm non làm sao có điều kiện học thêm. “Học sinh nghèo, giáo viên nghèo, nên dù không muốn, vẫn phải khăn gói vào thành phố. Bởi ba tháng hè làm thêm, tính ra cũng dành được gần chục triệu về quê lo cho gia đình”, chị Hương tâm sự.

Không dễ bon chen

Từ các tỉnh lẻ lên thành phố lao động mùa vụ, dù nhận được mức lương “dễ chịu”, nhưng các giáo viên quê phải đối mặt với nhiều thứ, mà họ bảo là tủi thân với một giáo viên. Chỉ làm việc trong 2-3 tháng ngắn ngủi, nên nhiều cô gặp không ít khó khăn cả với công việc, với cuộc sống bon chen thị thành.

“Những ngày mới vào, mình không biết đường nên rất khó trong việc đi lại, luôn bị trễ việc nên cũng phải vài lần thay đổi việc hết sức vất vả”, chị Hồng, nhân viên lễ tân bán thời gian của nhà hàng tiệc cưới ở quận Phú Nhuận, thổ lộ. Đó là chưa kể chuyện bị mất việc, những mối quan hệ trong công việc ở những điểm làm thời vụ thường khác xa môi trường giáo dục, làm các giáo viên tủi thân.

Còn với đồng lương 3 triệu một tháng, cô giáo Nga phải thuê phòng ở ghép với nhiều công nhân. Mỗi tháng ngoài chi phí ăn ở, chị Nga cố gắng dè xẻn mới dành dụm được 1,5 triệu đồng.