Trong đó: Hàng cấm nhập lậu: 717 vụ; Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ: 742; gian lận thương mại: 2.528 vụ; vi phạm khác: 534 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách, tịch thu hàng hóa là 289,19 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính: Trên 50,3 tỷ đồng; truy thu thuế: trên 88,36 tỷ đồng; hàng hóa vi phạm: Trên 150,50 tỷ đồng.
Về nhiệm vụ trọng tâm quý II, UBND TP giao cho các sở, ngành chức năng TP và các địa phương tăng cường công tác kiểm soát thị trường, thực hiện các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.
CATP cần làm tốt công tác nắm bắt tình hình điều tra cơ bản, nhằm phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, buôn lậu có tính chất liên tuyến, liên tỉnh để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh. Đặc biệt là đấu tranh với các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) từ khu vực biên giới, ngăn chặn nguồn hàng nhập lậu vào nội địa ngay từ khu vực cửa khẩu.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai với các lực lượng chức năng, tập trung kiểm tra, kiểm soát các địa bàn phức tạp, như: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm); chợ Hà Vĩ (Thường Tín); chợ Gia cầm giống Đại Xuyên (Phú Xuyên); chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng), ga Hà Nội, ga Gia Lâm... Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc CATP và CA các quận, huyện, thị xã tổ chức đấu tranh theo chuyên đề, kiểm tra hành chính tại các tụ điểm, nơi cất chứa kho hàng lớn; tăng cường đấu tranh với các loại hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng vi phạm ATTP, kém chất lượng…
Đối với lực lượng quản lý thị trường (QLTT), tập trung kiểm tra ngăn chặn buốn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các cửa hàng kinh doanh (KD) lớn, các điểm tập kết hàng lậu, kho tàng, bến bãi; các điểm lên xuống, nơi giao hàng hóa trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường bưu điện bưu điện…; kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; chưa qua kiểm dịch, không bảo đảm ATTP…
Thành phố cũng nhấn mạnh, QLTT các cấp cần tổ chức ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hưu trí tuệ, nhất là các hàng hóa có giá trị cao, mặt hàng vật tư nông nghiệp… Đồng thời, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, cửa hàng, tụ điểm KD mũ bảo hiểm xe máy kém chất lượng, mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm xe máy trên địa bàn TP; tiếp tục kiểm tra, kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại các tuyến phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Gai, các hội chợ, các chợ đầu mối…
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra các đối tượng KD những ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ KD có điều kiện, như xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng… Kiểm soát ATTP đối với hàng hóa bán tại chợ cóc, chợ tạm; KD nấm không rõ nguồn gốc; Kiểm tra các vi phạm về KD tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các mặt hàng xe đạp điện, phân bón, thuốc lá… Đối với Cục hải quan TP, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu là hàng thực phẩm tại các khu vực sân bay, cảng cạn; các mặt hàng khoáng sản xuất khẩu; phối hợp với lực lượng QLTT, CATP kiểm tra hàng hóa tại sân bay Quốc tế Nội Bài, ga Gia Lâm, ga đường sắt Yên Viên.
Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra sản xuất, KD các mặt hàng vật tư nông nghiệp, gồm: Phân bón, thuộc bảo vệ thực vật. thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống thủy sản; kiểm tra ATTP đối với sản phẩm nông – lâm sản và thủy sản; hoạt động KD, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã, gây nuôi, giết mổ, quảng cáo, trưng bày động vật hoang dã…
UBND TP giao nhiệm vụ cho sở, ngành chức năng liên quan, Ban chỉ đạo 127 các quận, huyện, thị xã cần tăng cường thực hiện các nội dung chỉ đạo nhiệm vụ nêu trên. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, vi phạm ATTP trên hệ thống tuyền thanh xã, phường, trung tâm thương mại, siêu thị… nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu: Thuốc lá, rượu, bia, quần áo, lương thực, thực phẩm… Đặc biệt quận Hoàn Kiếm; các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên, nơi có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, chợ có nhiều mặt hàng nằm trong nhóm kiểm tra, kiểm soát cần tăng cường bám sát chỉ đạo và quan tâm thực hiện các nhiệm vụ TP giao.
Ảnh minh họa
|