Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng cường giám sát trong cải cách hành chính

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công tác cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm, đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thực hiện nghiêm túc Chủ trương của Trung ương, Thành phố Hà Nội đã được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện; đã phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và cá nhân. Đến nay, công tác cải cách hành chính đã có sự chuyển biến vẫn còn những tồn tại hạn chế.

Tổ chức bộ máy cơ quan chưa tinh gọn; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lặp, tiến độ giải quyết một số công việc còn chậm, hiệu quả thấp, xử lý một số bất cập về chính sách chưa kịp thời; chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số đơn vị còn hạn chế.

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện cải cách hành chính chậm được giải quyết, tháo gỡ, chưa chủ động trình công bố thủ tục hành chính khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách.

Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn biểu hiện sách nhiễu, đùn đẩy, né tránh.

Thực hiện cải cách hành chính trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng các hội nghị, giảm số lượng các văn bản giấy tờ chuyển biến chậm; hội họp nhiều, gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng có nội dung chưa bảo đảm, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ; công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức còn một số hạn chế.

Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền; Chưa phát huy trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn.

Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ chưa cao, nhất là một số cán bộ trực tiếp giải quyết, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa cao, thiếu trách nhiệm; Chế tài xử lý cán bộ, công chức có sai phạm chưa đủ mức răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa thực hiện quyết liệt.

Thực hiện nghiêm túc quy chế vẫn còn trì trệ, thiếu năng động; còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, phức tạp, nổi cộm, bức xúc. Tinh thần trách nhiệm, thái độ chưa cao

Từ thực tiễn tôi có đề xuất: Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp tập trung triển khai thực hiện cải cách hành chính, xác định công tác cải cách hành chính thực sự là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và là một trong hai khâu đột phá; tổ chức tuyên truyền, phát huy vai trò giám sát; thực hiện công khai, minh bạch về tiếp nhận, xử lý các phản ánh.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu cơ quan.

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Thực hiện việc lắp camera giám sát.

Đảm bảo kinh phí cho việc cải cách hành chính, tổ chức nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các địa phương trong và ngoài nước. Phân cấp ngân sách và phân cấp thẩm quyền trong tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức.

Củng cố tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, quản lý sử dụng cán bộ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc và vị trí làm việc. Xây dựng và ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức theo hướng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc. Thường xuyên rà soát, chuẩn hóa, công khai hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại tất cả các cơ quan, đơn vị.

Hoàn thiện, bổ sung chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đề cao trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với công dân, tổ chức.Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, quy chế trong quản lý kinh tế - xã hội; trong thực thi công vụ. Xây dựng, hoàn thiện các nội quy, quy chế của từng cơ quan, đơn vị và công khai, minh bạch các quy chế, quy định đó. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ theo quy định. Ban hành Quy chế, quy trình, quy định và các chế tài xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực quản lý nhà nước; trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có cán bộ vi phạm. Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp giữa ngành và cấp.