Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng sức hấp dẫn từ chính sách thông thoáng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 30/9, tại Hà Nội, Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015 do Euromoney và Bộ KH&ĐT tổ c...

Kinhtedothi - Sáng 30/9, tại Hà Nội, Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015 do Euromoney và Bộ KH&ĐT tổ chức đã thu hút khoảng 600 đại biểu là các quan chức chính phủ, DN, quỹ đầu tư, nhà đầu tư (NĐT), chuyên gia kinh tế, tài chính đến từ nhiều quốc gia trên thế giới .

 Các nội dung chính được thảo luận gồm: Việt Nam trên đà tăng trưởng; triển vọng đầu tư trực tiếp ngoài (FDI); sự phát triển của các thị trường vốn; cổ phần hóa (CPH) và tư nhân hóa các DN Nhà nước; lĩnh vực bất động sản; đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng điện.

Giảm thiểu lạm phát

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng, Việt Nam đang cải cách thực chất thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Kế hoạch CPH hàng trăm DN Nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu cho các NĐT nước ngoài cũng đang thu hút sự chú ý của các NĐT toàn cầu. “Việt Nam từng bước hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn với các NĐT quốc tế” - ông Vinh nhấn mạnh.
Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn Đầu tư toàn cầu năm 2015.        Ảnh: Hoàng Anh
Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn Đầu tư toàn cầu năm 2015. Ảnh: Hoàng Anh
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, Việt
Thời gian qua mới tiến hành CPH các DN nhỏ. Hiện nay, công tác CPH đang tiến hành tập trung vào những tập đoàn, tổng công ty lớn đòi hỏi phải tiến hành có lộ trình, thay đổi bản chất, quản trị DN để không chỉ bảo đảm hiệu quả nguồn vốn mà còn góp phần ổn định, hỗ trợ nền kinh tế.
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến

 

Các NĐT được hưởng nhiều thuận lợi từ thuế quan và đóng góp lớn từ lực lượng lao động địa phương. Trong những năm gần đây, Diễn đàn DN Việt Nam cũng giúp tăng cường cải thiện cơ hội cho DN nước ngoài cũng như trong nước. Tuy nhiên, việc ký kết một loạt FTA, hội nhập vào kinh tế ASEAN không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức yêu cầu tăng cường minh bạch công tác quản trị, tạo sân chơi bình đẳng giữa một số công ty Nhà nước và các khu vực khác. Việt Nam cần sự cải cách, đổi mới đối với các DN qua con đường CPH. Một tín hiệu đáng mừng là ngay trong buổi Diễn đàn này, Thủ tướng cũng cam kết sẽ đẩy mạnh quá trình CPH DN Nhà nước.
Chủ tịch Jardine Matheson Việt Nam Alain Cany
Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia duy trì tăng trưởng kinh tế dương, liên tục cao thứ hai thế giới trong 20 năm qua, quy mô tiềm lực nền kinh tế không ngừng tăng lên. Nền kinh tế bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới, lạm phát thấp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, kim ngạch thương mại tăng bình quân 12 - 15%; 9 tháng năm 2015, vốn FDI đạt 17 tỷ USD, vốn giải ngân 10 tỷ USD, nhiều tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam. Đầu năm 2015, Việt Nam cũng ký FTA với Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á - Âu, kết thúc đàm phán và dự kiến ký, cơ bản kết thúc đàm phán với 11 đối tác TPP... Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việc CPH đang triển khai các biện pháp đồng bộ quyết liệt, tranh thủ các hiệu quả cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. Về môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách thể chế kinh tế, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh như thuế, bảo hiểm xã hội ngang bằng mức bình quân ASEAN 4 vào năm 2016. Trong thời gian tới, việc ký và thực hiện các FTA sẽ làm môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam thuận lợi hơn, cạnh tranh hơn ở tầm khu vực; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường...

Cơ hội và thách thức

Đánh giá về những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, Giám đốc quốc gia cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam Ngân hàng Phát triển châu Á Eric Sidwick nhìn nhận, Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế liên tục ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và toàn cầu chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng lớn. Lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách và chính sách tài khóa về cơ bản vẫn đảm bảo các mục tiêu đề ra; Cán cân thanh toán, thâm hụt thương mại được thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi vốn cho phát triển vẫn chưa đủ yêu cầu. Nền kinh tế vẫn còn dễ bị tổn thương đòi hỏi phải phản ứng hiệu quả hơn nữa với những tác động từ bên ngoài. Ông Eric đánh giá cao ứng phó của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cho rằng, lãi suất vẫn là vấn đề nóng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn có thể tăng lãi suất, chính vì thế về tổng thể, nền kinh tế Việt Nam phải sẵn sàng ứng phó cấp độ toàn cầu.

Trong khi đó, theo ông Peter R.Ryder - Tổng Giám đốc Indochina Capital Corporation đánh giá cao quá trình phát triển của Việt Nam. Có thăng, có trầm nhưng tổng thể kinh tế Việt Nam phát triển khá vững chắc. Còn Chủ tịch Tập đoàn Sunwah Jonathan Choi lại cho rằng, Việt Nam có nhiều nguồn lực phát triển trong ngành nông nghiệp, thủy sản, lao động trẻ có kỹ năng. Do đó, cơ hội đã quay trở lại khi vốn FDI lại tăng mạnh. Các NĐT nước ngoài trong những năm tới sẽ đến tìm cơ hội tốt đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Dưới góc độ DN, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ chia sẻ, nếu như năm 2011 tồn tại nhiều bất ổn, nhưng với sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, trong thời gian ngắn, kinh tế Việt Nam đã ổn định trở lại, kéo lạm phát xuống. Điều này minh chứng việc điều hành của Chính phủ đã hiệu quả hơn, phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cần sự ổn định, mang tính hỗ trợ cho cộng đồng DN phát triển sản xuất, kinh doanh hơn nữa trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, sản xuất muốn phát triển phải có thị trường. Khi Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, chấp nhận cuộc chơi trên sân chơi chung, có 2 điều phải làm. Đầu tiên đó là, hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi thể chế kinh tế, luật pháp, phù hợp hơn với thông lệ, tập quán quốc tế, theo đúng kinh tế thị trường. Thứ hai, khi chấp nhận cạnh tranh khi tham gia các FTA và tới đây là TTP, yêu cầu phải đổi mới mạnh hơn đang là sức ép không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.

Vừa phát triển nhanh, vừa đảm bảo môi trường bền vững đòi hỏi kinh tế Việt Nam cần phương án dài hạn, để được hưởng nhiều thuận lợi từ hội nhập. Việc AEC sắp thành lập, ông Vinh nhấn mạnh, nếu không tự đổi mới, cải thiện được sức cạnh tranh, Việt Nam sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế từ việc lấy tăng trưởng bằng tăng đầu tư, lao động giá trẻ, khai thác tài nguyên… vốn không bền vững, Việt Nam đã và đang chuyển mạnh sang phát triển bằng tăng năng suất lao động, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Về cơ cấu đầu tư, cùng với việc giảm vốn đầu tư từ ngân sách, Việt Nam cũng đang triển khai mạnh các giải pháp thu hút các nguồn lực khác thông qua quá trình tái cấu trúc đầu tư công, đối tác công - tư (PPP) kêu gọi NĐT nước ngoài, trong nước trong việc phát triển hạ tầng phục vụ phát triển trường học, nhà máy điện, hạ tầng giao thông…