Tạo cơ chế phát triển nhà ở xã hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 24/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).  Trong đó, nhấn mạnh đến việc khắc phục tình trạng đầu tư phát triển nhà ở tự phát, phong trào, lệch pha cung - cầu.

Kinhtedothi - Sáng 24/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).  Trong đó, nhấn mạnh đến việc khắc phục tình trạng đầu tư phát triển nhà ở tự phát, phong trào, lệch pha cung - cầu.

 
Tạo cơ chế phát triển nhà ở xã hội - Ảnh 1
Trong số 10 nội dung mới của Dự thảo Luật, phương thức thực hiện, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với phát triển nhà ở xã hội được đổi mới nhằm phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở. Dự Luật cũng quy định cụ thể các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực, kinh nghiệm cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế… 

Dự thảo Luật cũng quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được quy định theo 4 trường hợp: Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại điểm 3 dưới đây và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, thuê mua nhà ở; trường hợp tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư với khách hàng thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi người mua nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư; trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi mở thừa kế theo pháp luật về thừa kế. 

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, quy định theo phương án trên là để các chủ sở hữu thực hiện được đầy đủ các quyền của mình đối với nhà ở khi thực hiện xong các giao dịch; đồng thời hạn chế được các rủi ro cho người nhận quyền sở hữu nhà ở khi chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở. Một số ý kiến khác đề nghị quy định một thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có ý kiến đề nghị quy định điều kiện chặt chẽ hơn theo hướng chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần