Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tạo ra lợi thế từ khai phá bất động sản Hà Đông

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu như nhiều năm về trước, Hà Đông còn là vùng đất khá xa xôi trong tâm trí ngườidân...

Kinhtedothi - Nếu như nhiều năm về trước, Hà Đông còn là vùng đất khá xa xôi trong tâm trí ngườidân Thủ đô thì đến nay, với trục đường liên kết Lê Văn Lương kéo dài mặt cắt 6 làn xe, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh, Hà Đông đang xây dựng và vận hành cuối 2016… cùng hàng loạt tiện ích giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ đã đưa Hà Đông, nơi cửa ngõ phía Tây Hà Nội lên bệ phóng phát triển.

Tiềm năng đang được đánh thức

Là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía Nam và Hà Nam, Ninh Bình, từ Hà Đông có thể di chuyển dễ dàng đến các khu vực trong và ngoài TP nhờ tuyến đường Vành đai 4, đường cao tốc trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nam Hồ Tây - Hòa Lạc, các tuyến đường vào nội đô như Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi… Đồng thời có thể di chuyển nhanh đến chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển như Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giàu tiềm năng như Ba Vì, Suối Hai, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam…
Diện mạo Hà Đông dần thay đổi cùng với các dự án BĐS quy mô trong khu vực.
Diện mạo Hà Đông dần thay đổi cùng với các dự án BĐS quy mô trong khu vực.
Trong tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, Hà Đông cũng chính là cửa ngõ giao thương các hoạt động buôn bán kinh tế quan trọng và là điểm trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh phía Nam phục vụ cuộc sống người dân Thủ đô. Khu vực này được đầu tư những công trình quốc gia như cầu vượt đường sắt trên cao, sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội, bảo tàng Hà Nội…

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận Hà Đông đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng nhiều cư dân thành thị có thu nhập cao và lối sống văn minh dịch chuyển về Hà Đông. Lượng cung các sản phẩm nhà ở thương mại và đất nền trong khu vực dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu của xu hướng “di dân cơ học” từ các khu vực khác đến.

Sự tham gia của các Chủ đầu tư BĐS lớn tại Hà Đông cũng đóng góp vào sự thay đổi diện mạo khu vực như Geleximco, VIDC, Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1, Văn Phú, Tây Đô… đặc biệt là quỹ đất “khổng lồ” gần 200ha, tiếp giáp mặt đường Lê Văn Lương kéo dài, quy hoạch thành khu đô thị mới Dương Nội thuộc Chủ đầu tư Nam Cường đang dần hình thành trong tương lai.

Quỹ đất “vàng” tại Hà Đông

Tại vị trí đắc địa tiếp giáp với trục đường chính Lê Văn Lương, KĐT Dương Nội là Khu đô thị mới duy nhất có quy mô lên tới gần 200ha do Tập đoàn Nam Cường sở hữu. Với lợi thế này, Chủ đầu tư Nam Cường đã và đang triển khai một cách bài bản trong quy hoạch, đảm bảo không gian tổng thể không bị xé lẻ như các dự án với quỹ đất hẹp khác. Dự án có nhiều không gian dành cho lưu thông, phát triển khoảng xanh tự nhiên, đầu tư đầy đủ tiện ích, dịch vụ để trở thành Khu đô thị kiểu mẫu phía Tây TP Hà Nội.
Khu đô thị Dương Nội có quỹ đất lý tưởng cho đất nền biệt thự.
Khu đô thị Dương Nội có quỹ đất lý tưởng cho đất nền biệt thự.
Mật độ xây dựng tại khu đô thị Dương Nội chỉ chiếm khoảng 30%, diện tích còn lại dành cho việc xây dựng các công trình công cộng, khu vui chơi, công viên cây xanh, công trình hạ tầng xã hội trong bán kính 1km… Khu đô thị Dương Nội đã quy hoạch những tiện ích dịch vụ khép kín gồm trường học liên cấp Nam Cường, bệnh viện đa khoa quốc tế, công viên hồ điều hòa 12ha, khu mua sắm, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ hiện đại…

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhu cầu thị trường trong phân khúc đất nền biệt thự tại vị trí vệ tinh quanh trung tâm TP và trung tâm hành chính rất đa dạng và ngày một gia tăng. Tại thị trường Hà Nội, nhà mặt đất vốn là loại hình tài sản được người dân ưa chuộng, cảvới mục đích để ở vàbảo lưu tài sản.Ưu điểm của các dự án đất nền sinh thái chính là không gian sống thoáng mát, môi trường trong lành, gần sông hồ, hạn chế ảnh hưởng bởi khói bụi, ô nhiễm như ở các quận trung tâm.

“Cư dân đô thị trẻ thành đạt, người có thu nhập ổn định muốn sở hữu không gian sống hiện đại, có không gian thoáng rộng để nghỉ ngơi thư giãn, có sự liên kết khu vực tốt, chăm lo cho giáo dục và tương lai con trẻ… nên tìm đến các Khu đô thị được đầu tư xây các khu biệt thự sinh thái và các tổ hợp căn hộ chất lượng cao phía ngoại vi đáp ứng đầy đủ yêu cầu khắt khe trên” - ông Nguyễn Ngọc Thành khuyến cáo.

Thị trường diễn biến có lợi cho khu vực

Theo báo cáo mới nhất về Tổng quan thị trường BĐS Hà Nội quý II/2016 của CBRE, mức thanh khoản của biệt thự, nhà liên kế tại Hà Nội trong quý IV đã tăng nhẹ 1,4% so với quý trước. Cũng theo CBRE, những quý tiếp theo của năm 2016, phía Tây và Tây Nam TP là nơi có nguồn cung rất lớn, chiếm tới 60% của cả thị trường Hà Nội. Tốc độ xây dựng và triển khai đồng loạt của các dự án trong khu vực Hà Đông giúp nâng cao tính cạnh tranh mang đến thị trường nhiều sự lựa chọn sản phẩm chất lượng, đồng thời cũng giúp khẳng định năng lực của các Chủ đầu tư uy tín, có chiến lược kinh doanh và tài chính vững mạnh.

Ngày 1/7/2015 vừa qua, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực có tác động tích cực, mở ra nhiều cơ hội đối với thị trường thị trường BĐS Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Như vậy, ngoài những tác động tích cực từ nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thực tế diễn biến thị trường nửa đầu năm cho thấynửa cuối 2016 sẽ tiếp tục trong chu kỳ đón nhận sự tích cực của thị trường.

Tại Hội thảo “Dự báo xu hướng Bất động sản 2016”, các chuyên gia BĐScho rằng, trong thời gian thị trường đóng băng vài năm về trước, quận Hà Đông với lượng cung dồi dào là một trong những khu vực có nhiều dự án chững lại hơn cả. Tuy nhiên, khi trở lại cùng với sự ấm nóng của thị trường, đây cũng là khu vực được cho là sẽ có những bước chuyển mình “nhảy vọt”. Ưu thế lớn nhất thuộc về các Chủ đầu tư đang sở hữu quỹ đất lớn, biết nắm bắt thời cơ và chủ động xúc tiến đầu tư.