Diễn biến quá trình xử lí “Kì án thạc sĩ nhổ cỏ ở TCT tỉnh Hà Nam” của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam cho thấy, vụ việc ngày càng trở nên phức tạp, với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Bài viết này, xin trình bày một số phản biện và phân tích, với mong muốn có thể giúp độc giả phán đoán về hướng giải quyết vụ “Kì án” này.
Một vài phản biện
Trong các văn bản giải quyết khiếu nại (lần 1), giám đốc TCT tỉnh Hà Nam cho rằng, quy trình xử lí kỉ luật bà Lan Anh hoàn toàn đúng qui định pháp luật. Thực tế, ông giám đốc Nguyễn Văn San đã ban hành quyết định kỉ luật, sau đó BCH Công đoàn mở rộng, Ban nữ công, các Khoa, phòng…mới họp để xem xét bà Lan Anh có “xứng đáng” bị xử lí kỉ luật không?
Kết quả thẩm tra, xác minh của PA25 (Công an tỉnh Hà
Về các Quyết định số 154/QĐ- TCT về việc tạm đình chỉ công tác cán bộ để kiểm điểm, Quyết định số 156/QĐ- TCT về việc xóa tên giảng viên đi học lớp nghiệp vụ sư phạm đối với bà Lan Anh. Đây là những quyết định hành chính cá biệt, căn cứ để ban hành các quyết định này phải là căn cứ trực tiếp. Đối với quyết định số 154/QĐ- TCT phải chỉ rõ bà Lan Anh vi phạm kỉ luật gì? Đối với Quyết định số 156/QĐ- TCT phải chỉ rõ bà Lan Anh vi phạm tiêu chuẩn nào trong quy định của TCT tỉnh Hà Nam về tiêu chuẩn giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm- nếu như TCT tỉnh Hà Nam có quy định này? Trong các quyết định trên, ông Nguyễn Văn San không nói được điều đó.
Tiền lệ
Vụ “Kì án” này khiến nhiều cán bộ, giảng viên TCT tỉnh Hà Nam nhớ lại- dù không ai trong họ muốn nhớ, những “kỉ niệm” buồn từng xảy ra ở nơi họ đã, đang làm việc, cống hiến hơn chục năm qua.
Chuyện, khi mới về nhậm chức Giám đốc TCT được mấy tháng, ông Nguyễn Văn San “cắt” hợp đồng lao động liền một lúc 04 giảng viên hợp đồng lao động có thời hạn (12 tháng) mà không thanh toán bất kì một chế độ nào theo qui định của pháp luật. Chuyện giảng viên, và cả giảng viên là trưởng, phó khoa bị xử lí kỉ luật cảnh cáo, khiển trách không phải là không có, nhưng chưa một thầy, cô nào bị “đày” đi làm công việc nhổ cỏ như trường hợp Thạc sĩ luật học Nguyễn Thị Lan Anh. Phải chăng, lãnh đạo nhà trường các thời kì đó hữu khuynh, thiếu cứng rắn? Hay tình hình nhà trường hiện tại quá lộn xộn, phức tạp, nên ông Giám đốc Nguyễn Văn San chắc dẫu “không muốn” nhưng buộc phải mạnh tay xử lí để “làm gương”, để lập lại “trật tự, kỉ cương” môi trường đào tạo cán bộ, công chức trong tỉnh?!
Luẩn quẩn thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Như thông tin đã đưa, không đồng ý với 03 văn bản giải quyết khiếu nại của lãnh đạo nhà trường, bà Nguyễn Thị Lan Anh có đơn khiếu nại (lần 2) gửi lãnh đạo tỉnh. Ngày 23/4/2009 UBND tỉnh Hà Nam có Công văn số 508/UBND- NC do ông Trần Xuân Vân, Chánh văn phòng UBND tỉnh kí thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ các quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ. Chủ tịch UBND tỉnh chuyển đơn tới đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy để chỉ đạo giải quyết, trả lời người khiếu nại và thông tin kết quả thực hiện tới Chủ tịch UBND tỉnh”. Hơn 3 tháng sau, một tổ công tác gồm các trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Nghiệp vụ công tác đảng viên, Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Nam, do ông Trần Văn Ba (Trưởng phòng Tổ chức cán bộ) làm tổ trưởng có buổi làm việc đầu tiên với bà Lan Anh và thông báo cho bà Lan Anh biết Tỉnh uỷ Hà Nam đã nhận được đơn khiếu nại của bà và đang xem xét giải quyết. Tổng cộng, tổ công tác đã có 04 lần gặp gỡ, đối thoại với bà Lan Anh.
Theo bà Lan Anh, đến nay bà vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại (lần 2) của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, dù tính từ ngày 23/4/2009 là ngày UBND tỉnh Hà Nam có văn bản thông báo cho bà Lan Anh biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã chuyển đơn của bà Lan Anh tới Ban Tổ chức Tỉnh ủy hay tính từ ngày tổ công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy có cuộc làm việc đầu tiên với bà Lan Anh (ngày 04/8/2009), cũng đều đã vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại. Theo các qui định của pháp luật về Khiếu nại tố cáo, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết phải bị xử lí kỉ luật.
Song, chưa kịp “hành động” gì thì bất ngờ bà Lan Anh nhận được Công văn số 779 CV/VPTU, ngày 16/11/2009 của Văn phòng Tỉnh uỷ Hà
“Trái bóng” trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại của bà Lan Anh được “đá” đi từ UBND tỉnh Hà
Văn Bảo- V.Ng
Liên quan đến việc Giám đốc trường chính trị tỉnh Hà Nam ra quyết định kỷ luật đối với giảng viên của nhà trường là Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Văn phòng luật sư Kiến Thiết (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã có văn bản bày tỏ chính kiến cụ thể: Theo đó, Thứ nhất: Về quy trình xử lý kỷ luật đối với Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Anh là vấn đề cần phải xem xét lại. Sở dĩ như vậy vì: Nếu đúng Thạc sỹ Lan Anh có mắc sai phạm thì việc xử lý kỷ luật khi đó vẫn buộc phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật( Pháp lệnh cán bộ, công chức; Nghị định số 35/2005 ngày 17/3/2005 của Chính Phủ; thông tư số 01/2006/TT-BNV ngày 13/01/2006 của Bộ Nội Vụ, Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật KNTC...)
Xin được phân tích một số văn bản, quyết định của nhà trường:
1. Quyết định số 154 ngày 27/2/2009 về việc tạm đình chỉ công tác đối với Thạc sỹ Lan Anh: Quyết định trên chỉ có thể được coi là đúng pháp luật nếu làm rõ được mức độ vi phạm kỷ luật (phần trích dẫn các căn cứ ra quyết định). Cũng có nghĩa rằng phải có căn cứ xác minh thuyết phục, bản kiểm điểm nhận lỗi của chị, hoặc phán quyết của pháp luật...
2. Công văn số 94 ngày 13/3/2009 về việc yêu cầu tiếp tục kiểm điểm: Trong khi vẫn "tiếp tục yêu cầu để làm rõ khuyết điểm" của cán bộ thì nội dung công văn lại mang nặng tính khẳng định, quy chụp và mệnh lệnh, điều này không đúng với nội dung và hình thức ban hành văn bản của một cơ quan hành chính nhà nước.
3. Quyết định kỷ luật cán bộ công chức số 171 ngày 30/3/2009: Theo chúng tôi được biết: Thạc sỹ Lan Anh không được biết nội dung các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật và hình như chị cũng chưa từng ký vào một văn bản nào về việc đồng ý nhận lỗi hoặc kỷ luật đối với chị, vì vậy việc ra quyết định trên là không thuyết phục, thiếu dân chủ; Hơn nữa việc áp dụng các căn cứ pháp luật đã nêu tại khoản 5- Điều 6; Điều 8 và điều 15 của Pháp lệnh cán bộ, công chức để xử lý trường hợp của chị là không đúng, là chưa đủ căn cứ và không có tính thuyết phục. Cũng cần phải làm rõ nội dung quyết định kỷ luật khi cho rằng: Cán bộ đã "làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường", nếu vậy, cũng cần phải làm rõ: Ảnh hưởng đến mức nào? Có hay không có việc gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng mất uy tín của trường?...
4. Quyết định số 172 ngày 30/3/2009 về việc điều động cán bộ: Yêu cầu xem xét lại mục 4( phần căn cứ ra quyết định) khi nêu:" xét thực tế phẩm chất đạo đức..."
Để đưa ra một nhận xét nào liên quan đến tư cách đạo đức của một người nào đó thì cũng cần phải đánh giá cả một quá trình công tác, những ưu, khuyết điểm của họ...nhưng đằng này sự việc mới xảy ra lần đầu, lại chưa đủ cơ sở kết luận, còn đang khiếu nại... mà lãnh đạo trường đã khẳng định như thể không cần phải bàn cãi... như vậy quả là quá vội vàng và võ đoán, điều đó càng thể hiện sự cực đoan trong cách giải quyết sự việc của một số người nhân danh "đại diện cho tập thể".
5. Công văn trả lời khiếu nại số 101 ngày 16/4/2009:
Trong khi sự việc còn đang xem xét giải quyết, chưa có kết luận xác đáng, chưa có sự thừa nhận của đương sự... mà nội dung công văn trả lời đã khẳng định sự việc vì cho là" đã quá rõ ràng" và phủ định những yêu cầu chính đáng của người khiếu nại là vi phạm thủ tục đã được quy định trong quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; Việc ông Hùng trưởng phòng Tổ chức- Hành chính nhân danh "thừa lệnh Giám đốc" trả lời khiếu nại là vi phạm về hình thức và thẩm quyền giải quyết khiếu nại( trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của Giám đốc). Hơn nữa cho rằng việc trả lời theo nội dung công văn là quyết định trả lời khiếu nại cuối cùng là một vi phạm về thủ tục giải quyết khiếu nại. Thay vì việc từ chối trách nhiệm như kiểu" phủi tay" trong nội dung công văn trả lời, lẽ ra người trả lời giải quyết khiếu nại phải có trách nhiệm hướng dẫn cho người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng các bước thực hiện tiếp theo.
6. Tại hai quyết định số 179 ngày 23/4/2009 và số 180 ngày 7/5/2009:
Hội đồng kỷ luật vẫn chưa làm rõ được các sai phạm của Thạc sỹ Lan Anh. Nếu như có quyết định số 179 ngày 23/4/2009 của Giám đốc được ban hành sau công văn số 101 ngày 16/4/2009 thì quyết định trả lời khiếu nại của ông Hùng- trưởng phòng Tổ chức- Hành chính có bị coi là mạo danh và vượt quá thẩm quyền hay không? Công văn đó có bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị vô hiệu hay không?
Sau quyết định số 179 ngày 23/4/2009, vẫn ông Giám đốc Nguyễn Văn San lại ra tiếp một quyết định số 180 ngày 7/5/2009, vậy đến lúc này quyết định số 180 của ông Giám đốc còn được coi là quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất hay không? Cách giải quyết tuỳ tiện và chồng chéo như vậy sẽ được hiểu thế nào khi thực tế cho thấy HĐKL đã thực hiện sai các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai: Khi xem xét đơn của mẹ chị là bà Đỗ thị Liên, công văn của ông Hoàng Trần Hùng có nêu: " Nhà trường không có thời gian xác minh nữa..." điều này là sự thể hiện thiếu khách quan, thiếu thiện chí và có phần quá cực đoan.
Thứ ba: Việc chị gửi đơn khiếu nại mà ngoài phong bì có ghi địa chỉ của cơ quan nơi chị công tác là (Trường chính trị tỉnh Hà Nam) việc làm đó không thể coi là vi phạm pháp luật hay mắc lỗi nghiêm trọng( như một số người đã suy diễn), không thể làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, có chăng đó chỉ là một sơ suất nhỏ chưa cấu thành lỗi vi phạm để xử lý kỷ luật. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết, nhà trường có thể nhắc nhở, lưu ý để rút kinh nghiệm( trừ trường hợp hành vi tương tự như trên đã được nhà trường nghiêm cấm từ trước, hoặc cùng với việc làm đó còn có kèm thêm với các yếu tố khác như: đóng dấu treo của cơ quan, dấu công văn khẩn vv...)