Thái Nguyên: Huyện Phú Bình đạt chuẩn nông thôn mới
UBND tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Phú Bình tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn huyện Phú Bình đã có nhiều thay đổi; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại tăng từ 14,49% năm 2011 lên hơn 64% năm 2022.
Đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 5,69% năm 2022; kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở trường học, y tế… được đầu tư đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; an ninh, trật tự xã hội được tăng cường và ổn định; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn.
Huyện Phú Bình cũng đã huy động được nguồn lực lớn để xây dựng nông thôn mới; toàn huyện không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã nông thôn mới nâng cao, hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.

Xã hội hóa– nguồn lực lớn trong xây dựng nông thôn mới ở Chương Mỹ
KinhteDothi - Năm 2023 huyện Chương Mỹ phấn đấu có thêm từ 3 - 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đạt 74 triệu đồng/người/năm.
Huyện Phúc Thọ: Sớm đưa xã Võng Xuyên về đích nông thôn mới nâng cao
Kinhtedothi - Xã Võng Xuyên là địa phương đầu tiên được huyện Phúc Thọ lựa chọn xây dựng nông thôn mới nâng cao. Địa phương đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm sớm về đích trong năm 2023.
Xây dựng nông thôn mới Hà Nội đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững
Kinhtedothi - Trong giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo tiêu chí đô thị; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.