Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tham gia Công ước Stockholm nhằm loại bỏ các hóa chất độc hại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 13/1, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ TN&MT phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan giới thiệu về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và nhóm hóa chất nhân tạo (hợp chất PCB).

KTĐT - Ngày 13/1, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ TN&MT phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan giới thiệu về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và nhóm hóa chất nhân tạo (hợp chất PCB).

 

Các chất này từng một thời được coi là những phát minh nhằm làm thay đổi xã hội, bảo vệ cộng đồng và gia tăng hiệu quả KT-XH. Tuy nhiên, khoa học phát triển đã phát hiện một số hợp chất POPs và PCB là các chất thải có độ nguy hại cao, độ phân tán rộng và tồn tại lâu dài trong môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thu cao.


Nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, Công ước Stockholm về POPs, một công cụ pháp lý quốc tế về quản lý hóa chất và chất thải nguy hại, có hiệu lực từ tháng 4/2004, đã được phê chuẩn với sự tham gia của 172 thành viên là các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế, trong đó, Việt Nam là thành viên thứ 14. Công ước yêu cầu phải loại bỏ PCB trước năm 2028. Nhằm tăng cường năng lực và xây dựng được hệ thống quản lý PCB an toàn, Việt Nam đang triển khai dự án quản lý PCB với thời gian thực hiện từ nay tới năm 2014. Trong khuôn khổ dự án, Việt Nam được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ 7 triệu USD. Việt Nam cũng đóng góp 10 triệu USD để thực hiện chiến lược loại bỏ PCB trước năm 2028 theo đúng lộ trình của Công ước.