Vụ tai nạn xảy ra vào những ngày cuối của nghi lễ Hajj – một trong 5 trụ cột của người Hồi giáo và khiến giới chức Ả Rập Saudi phải hứng chịu chỉ trích gay gắt từ phía các quốc gia có người thiệt mạng. Đây cũng là vụ tai nạn nghiêm trọng thứ hai, gây thương vong lớn trong vòng chưa đầy nửa tháng tại Ả Rập Saudi. Trước đó, vào đầu tháng, 111 người hành hương đã thiệt mạng, 331 người khác đã bị thương trong vụ gãy cần cẩu tại công trường thi công đại nhà thờ Hồi giáo lớn tại Mecca.
Trong lễ Hajj, có khoảng 2 triệu người Hồi giáo trên khắp thế giới đổ về Mecca.
|
Bác bỏ các cáo buộc không đảm bảo an toàn cho lễ hành hương từ các nước khác, Thái tử Mohammed bin Nayef đồng thời là Bộ trưởng Nội vụ Ả Rập Saudi cho rằng, vụ việc nằm ngoài tầm kiểm soát và “số phận là không thể tránh được”.
Hoàng tử Khalid Al Faisal đồng thời là Thống đốc Mecca đã khẳng định không có khách hành hương châu Phi nên không có chuyện người Hồi giáo châu Phi gây ra sự hỗn loạn tại Mina, dẫn đến vụ giẫm đạp. Hoàng tử Khalid Al Faisal khẳng định, nhà chức trách nước này vẫn đang khẩn trương điều tra nguyên nhân dẫn đến thảm họa tồi tệ nhất 25 năm qua. Tháng 7/1990, vụ giẫm đạp tồi tệ nhất xảy ra tại một đường hầm ở Mina khiến 1.426 người hành hương thiệt mạng, trong đó có 649 khách hành hương Indonesia. Tháng 1/2006, một sự cố tương tự tại Jamarat đã khiến 346 người hành hương thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương.
Trong một diễn biến có liên quan, giới chức Indonesia cho biết, ít nhất 225 người hành hương nước này vẫn mất tích sau vụ giẫm đạp tại Thánh địa Mecca hôm thứ 5. Trước đó, đã có 3 người Indonesia được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp.
Năm nay, đã có 1680.000 người Indonesia – quốc gia có số dân theo đạo Hồi giáo lớn nhất thế giới tham gia lễ hành hương Hajj. Hiện, công tác tìm kiếm người hành hương bị mất tích đang được giới chức địa phương và các quan chức ngoại giao, tôn giáo Indonesia khẩn trương thực hiện.