Trả lời:
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.
Thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các hành vi, sự kiện theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau:
- Các hành vi, sự kiện liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân Thừa phát lại và những người thân thích của Thừa phát lại, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, chú, bác, cậu, cô, dì.
- Các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng; vi phạm đạo đức xã hội theo quy định pháp luật.
- Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định pháp luật.