Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thẩm tra Dự thảo Luật Tiếp công dân

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 15/3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra sơ bộ Dự thảo Luật Tiếp công dân.

Dự thảo Luật gồm 10 chương với 71 điều. Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật quy định việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, của công chức tiếp công dân; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp công dân…

Thẩm tra Dự thảo Luật Tiếp công dân - Ảnh 1
 

Tiếp công dân. (Nguồn: Quangngai.gov.vn)
 

Thẩm tra Dự thảo Luật, các thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng: Luật Tiếp công dân phải làm rõ mục đích của công tác tiếp công dân; xây dựng cơ chế hữu hiệu tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đầy đủ, công khai và minh bạch. Đồng thời, Luật cần đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.… Băn khoăn về sự cần thiết của Dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng, Dự thảo mới chỉ pháp điển hóa một phần các quy định hiện có về công tác tiếp công dân trong các văn bản pháp luật hiện nay; nhiều quy định trong Dự thảo về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp công dân mới dừng ở mức độ chung mà chưa có những thay đổi, cải tiến mang tính đột phá, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động tiếp công dân… Do đó, các thành viên của Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, chỉnh lý bổ sung, hoàn thiện Dự thảo trước khi trình Quốc hội xem xét.