Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thanh Oai xây dựng mạng lưới chợ văn minh, an toàn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Xác định chợ là một kênh quan trọng phục vụ đời sống sinh hoạt người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, huyện Thanh Oai thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt quản lý hoạt động mạng lưới chợ nông thôn.

Tự phát và xuống cấp

Là xã có mật độ dân cư đông với 18.496 nhân khẩu, Cao Viên có tới 3 điểm chợ. Song, lâu nay, công tác quản lý mới chỉ được xã quan tâm chủ yếu ở chợ Bộ, còn 2 chợ thôn Trung và chợ thôn Vỹ vẫn hoạt động theo kiểu tự phát. Còn tại xã Dân Hòa, cùng với sự sầm uất của chợ trung tâm phố Vác, vẫn tồn tại hoạt động của 2 chợ tự phát tại ngã tư Vác. Đó là chợ đầu mối cung cấp rau quả phục vụ các xã phía Nam trên địa bàn huyện họp từ 2 – 5 giờ hàng ngày và chợ Cửa Đình họp cả ngày chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân thôn Canh Hoạch. Do đó, công tác quản lý, nắm bắt nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm tươi sống rất khó kiểm soát. Thêm nữa, việc mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại một số chợ nằm ven tuyến Quốc lộ 21B gây mất ATGT. 
Tình trạng chợ  tự  phát ven đường vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Thanh Oai. Trong ảnh: Họp chợ  trên phố Bình Đà, xã Bình Minh.
Tình trạng chợ tự phát ven đường vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Thanh Oai. Trong ảnh: Họp chợ trên phố Bình Đà, xã Bình Minh.
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Thanh Oai, hầu hết chợ trung tâm các xã được xây dựng bán kiên cố cách đây hàng chục năm, quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở vật chất không đồng bộ và có dấu hiệu xuống
Qua kiểm tra cho thấy, công tác quản lý chợ của các xã còn ở mức thấp do nhiều xã khoán trắng cho những người ký hợp đồng quản lý chợ. Một số xã chưa xây dựng được quy định cụ thể mức giá thu phí chợ.
cấp. Các công trình phụ trợ như hệ thống điện, nước, phương tiện phòng cháy chữa cháy, nhà vệ sinh công cộng chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thu gom rác thải, VSMT cũng chưa được đảm bảo làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của dân cư xung quanh. Trong khi đó, tại một số chợ, cách bố trí, sắp xếp các sạp, gian hàng chưa khoa học. Đáng lưu ý, tình trạng bày bán thực phẩm tươi sống ven đường vẫn diễn ra  dẫn đến nguy cơ mất ATTP. Thậm chí, nhiều chợ không có bãi giữ xe nên người dân vẫn "vô tư" lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán gây mất ATGT.

Tăng cường công tác quản lý

Cùng với việc hướng dẫn các xã xây dựng chợ đúng theo tiêu chuẩn nông thôn mới, Thanh Oai đặc biệt chú trọng duy trì và phát triển mô hình chợ truyền thống, họp theo phiên. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản và các hoạt động trong phạm vi chợ: xây dựng nội quy chợ, tổ chức thu và nộp tiền thuế sử dụng điểm kinh doanh... Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tham gia phổ biến việc thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật đối với các hộ kinh doanh tại chợ. Trong đó, trọng tâm là tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng đúng nơi quy định và thực hiện đúng cam kết theo nội quy của chợ. Cùng với đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập các tổ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, hành lang giao thông. Và mặc dù đã có biện pháp khắc phục, song do thiếu kiên quyết nên chưa xử lý triệt để. Một điều đáng lo ngại nữa là công tác vệ sinh khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống chưa đảm bảo theo yêu cầu.
Để khắc phục những tồn tại, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Hồng Yên cho biết, thời gian tới, huyện sẽ bố trí nguồn kinh phí cải tạo hạ tầng để đảm bảo cho người dân đi lại, mua bán thuận tiện. Đồng thời, yêu cầu các chợ phải niêm yết quy chế hoạt động chợ, giá phí chợ theo quy định của TP. Ngoài ra, huyện sẽ phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác kiểm dịch và hỗ trợ cho các xã về dụng cụ, phương tiện kiểm dịch thú y,VSATTP.