Thành phố "lên, xuống" cùng thứ hạng của đội bóng Ngoại hạng Anh

Hương Thảo (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi Leicester City trở thành nhà vô địch Premier League năm 2016, nhóm dự báo kinh tế EY ước tính rằng chiến thắng danh hiệu đã đóng góp ngay lập tức 140 triệu Bảng cho nền kinh tế địa phương.

Người Leicester ăn mừng chiến thắng của đội nhà trước Manchester United để kết thúc cuộc đua Premier League mùa giải 2015-16 với ngôi đầu.
Tại Anh, quốc gia sở hữu giải bóng đá quốc nội được quan tâm nhất thế giới Ngoại hạng Anh (Premier League), thành công của một câu lạc bộ bóng đá hoàn toàn có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế của thành phố mà nó đại diện. Khi Leicester trở thành nhà vô địch Premier League năm 2016, lợi nhuận nơi các nhà máy của thành phố tăng lên đáng kể, khi nhóm dự báo kinh tế EY ước tính rằng chiến thắng danh hiệu đã đóng góp 140 triệu Bảng - gần như ngay lập tức - cho nền kinh tế địa phương.
Trong khi đó việc rớt hạng lại cho thấy những tác động ngược lại. Sau một thập kỷ tại Premier League, 2 lần xuống hạng liên tiếp của Sunderland vào năm 2017 và 2018, bị xem như "cú đấm liên hoàn" vào niềm tự hào thể thao của TP này. Sự xuống hạng của Sunderland nhanh chóng khiến đám đông cổ vũ đến sân theo dõi đội bóng giảm dưới mức trung bình 40.000 người, kéo theo sự sụt giảm của phí đậu xe, phí xăng dầu...và tình hình sử dụng các dịch vụ khác của TP.
Tinh thần của người dân Anh rõ ràng có mối liên hệ với thứ hạng của đội bóng TP nơi họ sống - thường là clb mà họ yêu thích. Tuy nhiên, nhiều TP còn chịu ảnh hưởng bởi các đội bóng của địa phương khác. Khách sạn Hilton Garden, nằm trong khu vực sân vận động, đã được hưởng lợi lớn từ Premier League khi các đội bóng luôn luôn qua đêm tại đây nếu phải làm khách ở Newcastle.