80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu sang Mỹ

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường

Kinhtedothi - Giới chuyên gia dự báo, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh thuế quan và các rào cản kỹ thuật ngày càng siết chặt đòi hỏi DN phải thay đổi tư duy tiếp cận, đầu tư bài bản vào chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và chiến lược xúc tiến để gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền vững.

Thách thức lớn từ thuế quan và kiểm soát gian lận thương mại

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường với hàng rào kỹ thuật, thuế quan và các quy định nhập khẩu khắt khe bậc nhất thế giới. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, Mỹ vẫn là điểm đến quan trọng đối với các nhà xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, với chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nước ngoài, chi phí nhập hàng vào thị trường này sẽ cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cả nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ. Đối với DN Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu vào Mỹ sẽ ngày càng gặp nhiều rào cản và thách thức, đòi hỏi sự chủ động thích ứng về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, cũng như chiến lược tiếp cận thị trường.

Lưu ý việc chính quyền Donald Trump kiểm soát chặt vấn đề gian lận thương mại, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, điều này buộc nhà xuất khẩu phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, gây khó khăn cho các DN Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về xuất xứ. Bài học nhãn tiền cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thời điểm 2018 - 2019 cho thấy, hành vi giả mạo xuất xứ, thực hiện chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp thường xảy ra đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam như dệt may, thủy sản, nông sản, sắt, thép, nhôm, gỗ ép... Điển hình là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó thay bao bì hoặc bỏ bao bì, ghi “Made in Việt Nam”, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… “Cơ quan quản lý cần siết chặt quy trình kiểm tra, giám sát hàng hóa có nguy cơ chuyển tải bất hợp pháp, gian lận chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, xác định hành vi vi phạm để xử lý theo quy định, đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước” - TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Tổng Công ty May 10. Ảnh: Phạm Hùng

Đánh giá về thị trường Mỹ, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định, nếu Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, các DN Việt cần chú ý đến các chính sách định giá để tránh vi phạm quy tắc chống bán phá giá của Mỹ đồng thời tránh kinh doanh những sản phẩm bị áp đặt lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các hoạt động giao lưu thương mại, tăng tương tác và thắt chặt quan hệ giao thương để hai bên hiểu nhau hơn là biện pháp giảm rủi ro cho Việt Nam trước chính quyền Donald Trump.

Theo nhận định của các chuyên gia, nguy cơ về thuế đối ứng ở thị trường Mỹ vẫn rất phức tạp và khó lường, dẫn tới những rủi ro và thách thức lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hoạt động kinh doanh của DN Việt Nam. Đưa ra 4 khuyến nghị trọng tâm cho DN Việt Nam, TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: DN Việt cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào Mỹ; đẩy mạnh nội địa hóa và kiểm soát chất lượng chuỗi cung ứng; số hóa toàn bộ hồ sơ chứng từ để sẵn sàng cho hậu kiểm; chủ động thương lượng với khách hàng Mỹ về giá cả, thời gian giao hàng và chia sẻ chi phí thuế quan.

Nâng chất hàng hóa, chú trọng xúc tiến thương mại

Trong bối cảnh các quốc gia, đặc biệt là Mỹ đang tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các DN Việt Nam khi hướng đến thị trường này cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ về xu hướng tiêu dùng, quy định kỹ thuật, đến quy tắc xuất xứ, thuế nhập khẩu, logistics; nhất là kênh thương mại điện tử xuyên biên giới… Do đó, hoạt động xúc tiến bài bản, chuyên sâu trong việc tạo lực đẩy mới cho hàng hóa Việt chinh phục thị trường Mỹ là rất cần thiết.

Để giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị, DN cần đẩy mạnh sản xuất và tiếp thị những sản phẩm thiết yếu, các mặt hàng tiêu dùng. Cùng đó, chú trọng phân khúc thị trường ngách hoặc đặc thù, đơn cử như nhóm hàng hóa được chứng nhận hữu cơ là nhóm có thể bán với giá cao hơn mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả. Đặc biệt, tích cực tham gia các hội chợ và hội nghị thương mại chuyên ngành tại Mỹ nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Thông tin từ Bộ Công Thương, hiện DN Việt Nam đã có cơ sở pháp lý đầy đủ để xác lập nguồn gốc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là Thông tư 05/2018 và Thông tư 44/2023. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) mẫu B, hàng hóa phải đáp ứng 2 điều kiện cơ bản: tuân thủ tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 44/2023 và vượt qua các công đoạn gia công đơn giản, bảo đảm có sự chuyển đổi đáng kể từ nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bộ Công Thương khuyến cáo DN cần đặc biệt cẩn trọng trong việc xây dựng hồ sơ, thống kê dữ liệu và lưu giữ bằng chứng rõ ràng về xuất xứ để tránh rủi ro khi bị kiểm tra hậu kiểm hoặc điều tra phòng vệ thương mại từ phía Mỹ.

Đề cập về giải pháp hỗ trợ DN, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết: mới đây, cục đã hướng dẫn chi tiết về quy tắc xuất xứ, quy trình kiểm tra hải quan và các chính sách ưu đãi thuế quan. Đây là những công cụ thiết yếu giúp DN tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Song song đó, Cục phối hợp với các đơn vị giới thiệu loạt nền tảng hỗ trợ DN Việt xây dựng thương hiệu toàn cầu và đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh. Đáng chú ý là các giải pháp đưa hàng Việt lên sàn Amazon - kênh thương mại điện tử xuyên biên giới lớn nhất thế giới, cũng như tiếp cận hệ thống logistics, bán hàng của Wayfair - nền tảng bán lẻ nội thất hàng đầu tại Mỹ. Đây được đánh giá là cơ hội mới cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam vươn ra thị trường Mỹ.

Theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Hoàng Minh Chiến, thời điểm này, DN Việt Nam rất cần cập nhật thông tin mới nhất về thị trường Mỹ, nhận diện cơ hội hợp tác và cùng nhau tháo gỡ các khó khăn thực tế. Để thành công tại thị trường này, DN Việt cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu và tuân thủ các tiêu chuẩn ngày càng cao. Nhằm hỗ trợ DN khai thác hiệu quả thị trường Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York đã phối hợp với các đơn vị như Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Cục Xuất nhập khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, USABC, Amazon, Wayfair… triển khai loạt chương trình xúc tiến đa dạng như hội chợ quốc tế, triển lãm chuyên ngành và kết nối B2B tại các trung tâm kinh tế lớn như New York, Los Angeles và Chicago.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt gần 80 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 70,5 tỷ USD (tăng 39,9%), nhập khẩu 5,7 tỷ USD. Việt Nam hiện đang xuất siêu sang Mỹ ở mức 64,8 tỷ USD, đứng thứ 5 toàn cầu.

Giới chuyên gia dự báo, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh thuế quan và các rào cản kỹ thuật ngày càng siết chặt đòi hỏi DN phải thay đổi tư duy tiếp cận, đầu tư bài bản vào chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và chiến lược xúc tiến để gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền vững.

Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

Giá lúa gạo hôm nay 16/7: gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 16/7: gạo xuất khẩu giảm mạnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bão số 3 tiến gần đất liền, người dân nên làm gì để ứng phó?

Bão số 3 tiến gần đất liền, người dân nên làm gì để ứng phó?

20 Jul, 03:35 PM

Kinhtedothi - Dự kiến sáng 22/7, bão số 3 sẽ tiệm cận ven biển Quảng Ninh - Thanh Hoá với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đưa ra 11 khuyến cáo nhằm hạn chế thiệt hai do bão số 3.

Giá cà phê hôm nay 20/7/2025: 1 tuần tăng tốt, trong nước thêm 4.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 20/7/2025: 1 tuần tăng tốt, trong nước thêm 4.000 đồng/kg

20 Jul, 08:32 AM

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 20/7/2025 trong khoảng 93.500 - 93.800 đồng/kg. Giá cà phê có tuần tăng trở lại sau chuỗi thời gian liên tục giảm do áp lực vụ thu hoạch quá lớn từ Brazil. Giá cà phê trong tuần liên tục trồi sụt theo diễn biến đồng USD, tin tức thời tiết ở Brazil và tồn kho trên sàn.

Chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3

Chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3

20 Jul, 06:38 AM

Kinhtedothi - Bão số 3 được nhận định sẽ gây mưa lớn diện rộng kéo dài nhiều ngày ở khu vực Bắc Bộ. Chính vì vậy, các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) cần tập trung cao độ cho công tác ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3 có thể gây ra.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ