Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.

KTĐT - Việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Quyết định 2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sẽ thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 2011 - 2013 với mục tiêu cuối năm 2013, đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 
 
Việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.

Đối tượng tham gia thực hiện thí điểm là các thương nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc các nhóm hàng: Thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, dệt may, giày dép.... Sản phẩm bảo hiểm là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các rủi ro thương mại và rủi ro chính trị theo quy định của Bộ Tài chính.

Quyết định nêu rõ, căn cứ để xác định phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là mức độ rủi ro, tổn thất (dự kiến), chi quản lý và các chi phí khác có liên quan đến rủi ro được bảo hiểm.

Bộ Tài chính sẽ quy định tiêu chí để các doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Có 23 nhóm mặt hàng khuyến khích bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gồm: thủy sản; gạo; cà phê; rau quả; cao su; hạt tiêu; nhân điều; chè; sắn và các sản phẩm từ sắn; dệt may; giày dép; điện tử và linh kiện máy tính; gốm sứ; thủy tinh; mây tre cói và thảm; sản phẩm gỗ; sản phẩm chất dẻo; dây điện và cáp điện; xe đạp và phụ tùng; túi xách, vali, mũ, ô dù; sản phẩm từ sắt thép; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải.