Ảnh minh họa.
|
UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trên địa bàn thành phố năm 2016.
Theo đó, mỗi quận, huyện, thị xã lựa chọn cử 1 đội dự thi từ 5-7 người tiêu biểu của địa phương để tham gia cuộc thi. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi sân khấu bao gồm các phần thi lý thuyết, hùng biện, năng khiếu. Phần thi lý thuyết, trả lời các câu hỏi tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và các văn bản có liên quan; phần thi hùng biện, theo Chủ đề do Ban Tổ chức quyết định; phần thi năng khiếu gồm hát, chèo, hò, vè, ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện (khuyến khích các tiết mục tự biên, tự diễn) tuyên truyền cổ động cuộc bầu cử (số người tham gia phụ họa trong phần thi này không quá 7 người). Về cơ cấu giải thưởng, vòng thi cụm giải tập thể có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích; giải thưởng vòng thi chung khảo cấp thành phố, giải tập thể có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Sở Tư pháp (Cơ quan thường trực Hội đồng) có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch; quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố. Ban hành thể lệ cuộc thi; quyết định thành lập Ban Giám khảo cuộc thi cấp cụm, Ban Giám khảo cuộc thi cấp thành phố và triển khai thực hiện các công việc chuẩn bị cho cuộc thi cấp thành phố, tổ chức thi cụm, thi chung khảo. Tổ chức thi cụm, thi chung khảo… Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015. Luật này gồm 10 chương, với 98 điều. Theo đó, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Theo đó, mỗi quận, huyện, thị xã lựa chọn cử 1 đội dự thi từ 5-7 người tiêu biểu của địa phương để tham gia cuộc thi. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi sân khấu bao gồm các phần thi lý thuyết, hùng biện, năng khiếu. Phần thi lý thuyết, trả lời các câu hỏi tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và các văn bản có liên quan; phần thi hùng biện, theo Chủ đề do Ban Tổ chức quyết định; phần thi năng khiếu gồm hát, chèo, hò, vè, ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện (khuyến khích các tiết mục tự biên, tự diễn) tuyên truyền cổ động cuộc bầu cử (số người tham gia phụ họa trong phần thi này không quá 7 người). Về cơ cấu giải thưởng, vòng thi cụm giải tập thể có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích; giải thưởng vòng thi chung khảo cấp thành phố, giải tập thể có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Sở Tư pháp (Cơ quan thường trực Hội đồng) có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch; quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố. Ban hành thể lệ cuộc thi; quyết định thành lập Ban Giám khảo cuộc thi cấp cụm, Ban Giám khảo cuộc thi cấp thành phố và triển khai thực hiện các công việc chuẩn bị cho cuộc thi cấp thành phố, tổ chức thi cụm, thi chung khảo. Tổ chức thi cụm, thi chung khảo… Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015. Luật này gồm 10 chương, với 98 điều. Theo đó, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.