Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường viễn thông: Giữ 'thượng đế' bằng cước rẻ, ổn định

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc phát triển thuê bao và giữ chân khách hàng luôn là “bài toán khó” đối với bất kỳ mạng di động nào.

KTĐT - Việc phát triển thuê bao và giữ chân khách hàng luôn là “bài toán khó” đối với bất kỳ mạng di động nào.

Với kỷ lục phát triển 1 triệu thuê bao chỉ trong vòng hơn 2 tháng, Beeline đang chứng tỏ vị trí mới của thị trường viễn thông Việt Nam, bất chấp những cơn mưa khuyến mại của các đại gia đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần.


Sự kiện Beeline chính thức ra mắt và duy trì gói cước gây sốc Big Zero dường như đã khiến các mạng di động khác lao vào cuộc chiến lôi kéo người sử dụng. Cuộc chiến có vẻ như sẽ nối dài bất tận bởi đại gia nào cũng không ít tham vọng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần.

Việc phát triển thuê bao và giữ chân khách hàng luôn là “bài toán khó” đối với bất kỳ mạng di động nào. Sự xuất hiện ngày càng đông các nhà mạng mới khiến khách hàng ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn. Các nhà mạng thi nhau tung ra các chương trình khuyến mại, có lúc lên tới 130% giá trị thẻ nạp, rồi các gói cước nhiều ưu đãi như Q-Teen, Q-Student của MobiFone hay "Talk-Student" và "Talk-Teen" của Vinaphone…

Mô tả ảnh.
Chương trình quảng bá rầm rộ của Beeline

Kết quả từ các chiến dịch khuyến mại rầm rộ này là mạng nào cũng tuyên bố tăng thêm số lượng thuê bao. Tuy nhiên, thị trường di động Việt Nam có tới trên 80 triệu thuê bao nhưng ước tính có tới gần 50% là thuê bao ảo và số còn lại cũng có một tỉ lệ không nhỏ là người dùng 2 sim, thậm chí 7, 8 sim, tạo thành cái vòng luẩn quẩn: khuyến mại để tăng thuê bao, nhưng để giữ chân thuê bao thì liên tục phải mở chiến dịch khuyến mại vì khách hàng sẵn sàng bỏ mạng này để dùng mạng khác nếu họ được khuyến mại.

Chị Thu Hương, chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố Quán Thánh cho biết: “Tôi bao giờ cũng dùng ít nhất 2 máy di động trong đó 1 máy dùng số cố định, còn máy kia dùng số khuyến mãi. Chỉ có vậy mới có thể giải quyết được nhu cầu nhắn tin và gọi điện mà không lẹm quá nhiều vào thu nhập hàng tháng”. Nhưng theo chị, đó chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ trong khi chờ một giải pháp thích hợp hơn.

Đối lập với những cá nhân sử dụng sim khuyến mãi như một giải pháp tình thế, lại có những công ty coi đó là 1 trong những chiến lược tiết kiệm ngân sách của mình. Chị Thanh Thúy, Giám đốc một công ty Marketing tại Hà Nội lựa chọn Beeline thay thế cho điện thoại cố định của cả công ty bởi phương thức tính cước rất hấp dẫn của mạng này. “Vào chiến dịch, mỗi nhân viên của tôi có thể phải gọi cho nhau trao đổi cả tiếng đồng hồ mỗi ngày. Việc Beeline chỉ tính cước phút đầu tiên giúp tôi không phải lo lắng nhiều về tiền điện thoại cho nhân viên hàng tháng”, chị Thúy tâm sự.

Mô tả ảnh.

Thực chất, việc khuyến khích các thuê bao dùng chung mạng đã diễn ra từ lâu. Hiện nay Beeline đang giữ chân được “thượng đế” bởi gói cước Big Zero kéo dài và ổn định. Nó cũng được coi là gói nội mạng có tính kinh tế cao. Vì thế, rất dễ hiểu khi người tiêu dùng đã dồn dập đổ đến sử dụng mạng này và chính thức chạm mốc 1 triệu thuê bao chỉ sau hơn 2 tháng ra mắt. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, cuộc chiến khuyến mại nhằm lôi kéo và giữ chân khách hàng sẽ còn tiếp diễn và ngày càng gay cấn hơn.

Như vậy, thời điểm này, những đại gia viễn thông đang được đẩy vào vòng xoáy cạnh tranh, giữ chân khách hàng trước hàng trước những mức cước khuyến mãi rẻ như cho không của các “tay đua” mới.